- Tại
- Tại Phần 2
Tại Phần 2
Tại Phần 2
Tham ăn tham ngủ sa đà
Tham mà chẳng đặng ắt là nổi sân.
Chữ tham mà nặng nghìn cân
Thì chữ sân cũng mười phân kém gì
Lực tham đẩy bước mình đi
Khác chi ngọn sóng cuốn về biển đông
Lực sân như ngọn lửa hồng
Tiêu tan cả vạn cánh đồng phì nhiêu
Bao công trình của tình yêu
Nhân gian gây dựng rất nhiều cưu mang. (9) (80)
(8): Càn Khôn: trời đất
(9):Cưu mang: mang và giữ gìn, đùm bọc giúp đỡ, che chở…
Chỉ cần một thoáng “sôi gan”
Thế là nát đá tan vàng còn chi
Lửa sân hung hiểm cực kỳ
Nó là cái lực Tại Vì … thứ hai.
Đưa người tới bước chông gai
Để cho nhân thế rạc rài (10)tấm thân
Nhất tham nhé! tới nhì sân
Mà tham sân nọ rất gần gũi si
Bộ ba khắn khít cực kỳ
Hễ có tham ắt có si … tam tài. (11) (90)
Ba cô con gái nhà ai
Bề ngoài hấp dẫn trong thời xấu xa
Con nhà họ Tại ấy mà!
Tại vì Tại bởi cho ta đoạn trường
Con người muốn rước an khương
Phải thong dong giữa đạo trường an nhiên.(12)
Nhưng cái chữ Tại không hiền
Nó luôn đánh lẫn con đen mập mờ
Mượn màu tham đẹp như mơ
Mượt mà óng ả như cô láng giềng. (100)
(10):Rạc rài: gầy rạc, xơ xác, rã rời
(11):Tam tài: thiên địa nhân ( trời, đất, người). Ýtrong bài này là tham ,sân,si.
(12):An nhiên: bình thản, an ổn( an nhiên tự tại)
Lại còn đổi họ thay tên
Chữ tham lại mạo danh nên chữ thành
Thành là thành đạt thành danh
Thành công, thành tựu… nghe hoành tráng sao!
“Thành nhân chi mỹ” (13)ngọt ngào
Biết bao vọng ngữ (14)gây bao não phiền
Gây bao vọng tưởng (15)đảo điên
Giở trò dục bị xuôi nguyên tưng bừng.
Khiến cho lực Tại không dừng
Cứ gây cảnh “chẳng- đặng -đừng” trêu ngươi. (110)
Tạivì… vì Tại…thương ơi!
Bao giờ mới tự Tại đời tự do
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu”
Vì chân Bờm đã thấu đầu tỏ đuôi
Rằng sinh ra kiếp con người
Chẳng chi quý bằng nụ cười hồn nhiên
Nụ cười Tại chỉ thần tiên
Nụ cười tri túc siêu nhiên siêu trần. (120)
(13):Thành nhân chi mỹ:Thành: Nên việc, kết quả, trở nên.
Nhân: người. Chi: tiếng đệm. Mỹ:
đẹp.Thành nhân chi mỹ là nên người lớn khôn tốt đẹp.
(14):Vọng ngữ:Vọng: Viễn vông, hư giả, càn bậy. Ngữ: lời nói.
Vọng ngữ là nói láo, nói dối, nói không đúng sự thật.
(15):Vọng tưởng:Vọng: Viễn vông, hư giả, càn bậy. Tưởng: ý nghĩ.
Vọng tưởng là nghĩ tưởng những việc sai trái.
Nụ cười đương xứ tức chân
Nụ cười tự Tại vạn xuân Việt Thường(16)
Vì sao Âu Lạc “ mười thương”
Là vì Tự Tại nó nhường bước cho
Để cho quê mẹ thơm tho
Nghìn năm còn vút giọng hò mang nhiên (17)
Trở về chữ Tại nhãn tiền
Bao đời nó quậy đảo điên nhân quần
Từ cái tham qua cái sân
Cái tham sân nó xoay vần qua si. (130)
Si là mê muội chớ chi
Mê muội, mê mẫn, mê si, mê lầm.
Chữ si hoặc chướng trong tâm
Phủ che lớp bụi mờ câm mặt trời.
Hỡiơi! hạt ngọc tâm người
Vương mang lớp bụi ngàn đời si mê
Ngọc mà phân hóa thế kia
Lấy chi tỏa ánh diệu kì kim cương
Vì sao tơ nhện mà vương
Là vì một cái chữ thương nhân mười. (140)
(16): Việt Thường là tên của nước Việt Nam thời vua Hùng Vương.
(17):Mang nhiên:mù mịt, không hay biết.
Một thương đã hệ lụy đời
Huống chi nhân chín nhân mười lần thêm
Có điều “thương” cũng chẳng “hiền”
Là vì đối tượng chẳng bền chắc chi.
Một là cái sắc hương kia
Xinh thì xinh thật thơm thì có thơm
Nhưng đâu giữ được trường tồn
Bóng câu qua cửa,(18) ánh gương qua mành
Hai là “tướng tự tâm sanh”
Tâm thương thì xấu cũng thành dễ thương. (150)
Mà khi tâm đã ghét hờn
Thì Mẫu Đơn cũng xấu hơn hoa hèn
Cái tâm cái tướng bon chen
Cái thương cái ghét cũng chèn lấn nhau
Thương mà không được thì đau
Thương mà cắt mạch thì sầu ba thu.
Huống chi thương nó ngục tù
Huống chi thương nó ao tù quẩn quanh.
Huống chi thương nó đành hanh(19)
Nó se màng nhện dệt thành cùm gông. (160)