- Tại
- Tại - Phần 1
Tại - Phần 1
Tại - Phần 1
LỜI THƯA
Tại, Bị… là tiếng đầu cửa miệng của mọi người trên đời này. Khắp thiên hạ từ Vua cho đến dân, già đến trẻ, tăng cho đến tục, ai ai cũng không tránh khỏi, không nhắc đến hai tiếng ấy. Trong ngôn ngữ thường trực của mình. Vì sao? Vì Tại, Bị … suy cho cùng chính là thực tiễn là định luật, là bản chất của cuộc nhân sinh. Mỗi mỗi kiếp người không trừ một ai, đều nằm trong quyền lực của “ Bị, Tại” chịu sự tác động của nó chẳng dễ thoát ra ngoài. Mọi sinh vật, trong đó có con người, có thể có những ảo tưởng về sự chủ động của mình trong cuộc sống, thực tế tất cả đều chẳng thoát khỏi sự tác động của những điều Bị này Tại kia. Nó khiến cho mọi hành vi, thành bại của con người trở nên hạn chế rất nhiều chẳng khác gì thân phận một con rối, một con vụ – quay và cuồng dưới lực tác động thoát ra từ chỗ khác, từ người khác, phải tự do mình. Lực ấy, lực taiquái ấy, theo quan điểm của nhà Phật có tên là nghiệp lực. Do từ vô minh mà có, vô minh từ vô thủy. Tạo thành Tham, Sân, Si thành Mạn, Nghi thành ngã chấp, pháp chấp tất cả các mối “hầm bà lằng” ấy tạo nên một cái lực rất nên tai quái quấy đảo con người.
Khiến con người như trên đã nói, mất hết thế chủ động – không làm chủ được mình, mỗi mỗi đều “ Bị”, “Tại”.
Từ đó mà sinh ra biết bao thảm kịch – thảm kịch đời người.
Tên Cùng Tửăn mài, ăn xin, đầu đường xó chợ, bèo dạt hoa trôi. Thân phan rong rêu, nếu muốn thoát khỏi thân phận ấy của mình, chỉ còn mỗi một cách là tìm lại được Viên Ngọc của chính mình. Viên Ngọc tên gọi là Như Lai Tạng Tánh, Phật Tánh, Chân Tâm.
Mà muốn tìm gặp lại Viên Ngọc chính mình ấy thì phải có “chút công phu”.
Tập thơ Tại này trân trọng cống hiến pháp môn công phu ấy.
Đệ tử tại gia
Huỳnh Uy Dũng
TẠI…?
(PHẦN 1)
Nhân sinh bách tuế vi kỳ (1)
Cũng vì hai chữ Tại Vì mà ra
Đời người trăm nỗi phong ba
Cũng do chữ Tại gây ra phong trần
Mọi đoạn trường kiếp trầm luân
Thảy đều do chữ Tại lần khôn kia
Tạilà bởi tại, tại vì
Nói gọn là Tại tham sân si mà…
Trăm nămtrong cõi người ta
Đầu nguồn khổ hận chính là cái tham. (10)
Ví không có chữ tham lam
Lấy chi nhân loại lầm than như vầy.
Bốn phương nam bắc đông tây
Thảy do Tại bị tham này nhiễu nhương
Khác chi ngựa chứng không cương
Hất tung xuống vực người đang cưỡi mình
Tham danh, tham lợi, tham tình
Tham phúc lộc thọ khương ninh (2) bộn bàng
Vì tham mà dạ chẳng an
Có mong có nữa, tham càng tham hơn. (20)
(1).Người sống được trăm tuổi là điều hiếm có xưa nay.
(2). Phúc, lộc, thọ, khương, ninh: Hạnh phúc. Tài lộc. Sống lâu. Khỏe mạnh. Yên ổn.
Nhân sinh một kiếp vô thường
Có ai vạn thọ vô cương bao giờ ?
Vì tham cái thọ vu vơ
Nên bao kẻ học đòi vua Thủy Hoàng.
Đi tìm huyễn hoặc (3) tiên đan
Những mong bất lão để tràng sinh chơi
Nhưng thử xem ở trên đời
Có ai thọ được tuổi trời ngàn năm?
Ví dù Bành Tổ hay chăng
Chẳng qua huyền thoại (4)sao trăng đỡ buồn. (30)
Nhân sinh bách tuế đạo thường
Bóng câu qua cửa, hạt sương treo cành
Kiếp người quả thật mong manh
Nhưng bên trong có chữ thành kim cương
Chữ thành thể hiện thiên lương
Để cho cuộc sống nên hương nên trầm.
Ở đời mà có thành tâm
Thì dù cuộc sống ngang tầm phù du
Nhưng bên trong cái hư phù(5)
Vẫn long lanh cái thiên thu gương rằm. (40)
(3): Huyễn hoặc: không có thật.
(4):Huyền thoại: câu chuyện huyền hoặc, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng.
(5):Hư phù: phù phiếm, không thiết thực.
Trở về chữ Tại trăm năm
Tạilòng tham, để mù tâm mặt trời
Để mù tâm cả nụ cười
Chỉ còn suối lệ trào khơi ái hà!(6)
Tham danh tham lợi sa đà
Nhứt là tham chính cái ta của mình.
Cái ta của nhục của vinh
Của Lục Dục, của Thất Tình lao đao.(7)
Cái ta thọ mệnh là bao
Chẳng qua một hạt mưa rào bể đông. (50)
Có thì có đó mà không
Vậy mà sao lắm chông gai đọa đày!
Cũng vì cái chữ Tại này
Tại vì…Bởi Tại… Thày lay lật lường
Như con Vụ múa quay cuồng
Tại vì … bởi Tại … dập dồn sức quay
Sức nào tạo sức quay đây
Sức tham, sân, với si này chớ ai
Sức tham tạo lực dong dài
Làm quay con Vụ mãi hoài không ngưng. (60)
(6):Ái hà: tiếng thốt ra biểu lộ sự thích thú hay ngạc nhiên.
(7): Thát tình: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
Lục dục:1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp. 2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai. 3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu. 4. Vị dục: ham
muốn món ăn ngon miệng. 5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng. 6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.
Làm sao cho con Vụ dừng
Hễ dừng chữ Tại thì ngưng quay cuồng
Gẫm ra trong cõi Càn Khôn(8)
Nguyên lai chữ Tại cội nguồn nhân duyên
Nếu không Chữ Tại làm nền
Lấy gì Tam Giới dựng nên công trình
“Ba gian nhà lửa” trong kinh
Cũng do chữ Tại tạo sinh mà thành.
Tạitham: tham lợi, tham danh
Tham hương, tham sắc, tham mình tham ta. (70)
(Phần 1)
Tham ăn tham ngủ sa đà
Tham mà chẳng đặng ắt là nổi sân.
Chữ tham mà nặng nghìn cân
Thì chữ sân cũng mười phân kém gì
Lực tham đẩy bước mình đi
Khác chi ngọn sóng cuốn về biển đông
Lực sân như ngọn lửa hồng
Tiêu tan cả vạn cánh đồng phì nhiêu
Bao công trình của tình yêu
Nhân gian gây dựng rất nhiều cưu mang. (9) (80)
(8): Càn Khôn: trời đất
(9):Cưu mang: mang và giữ gìn, đùm bọc giúp đỡ, che chở…
Chỉ cần một thoáng “sôi gan”
Thế là nát đá tan vàng còn chi
Lửa sân hung hiểm cực kỳ
Nó là cái lực Tại Vì … thứ hai.
Đưa người tới bước chông gai
Để cho nhân thế rạc rài (10)tấm thân
Nhất tham nhé! tới nhì sân
Mà tham sân nọ rất gần gũi si
Bộ ba khắn khít cực kỳ
Hễ có tham ắt có si … tam tài. (11) (90)
Ba cô con gái nhà ai
Bề ngoài hấp dẫn trong thời xấu xa
Con nhà họ Tại ấy mà!
Tại vì Tại bởi cho ta đoạn trường
Con người muốn rước an khương
Phải thong dong giữa đạo trường an nhiên.(12)
Nhưng cái chữ Tại không hiền
Nó luôn đánh lẫn con đen mập mờ
Mượn màu tham đẹp như mơ
Mượt mà óng ả như cô láng giềng. (100)
(10):Rạc rài: gầy rạc, xơ xác, rã rời
(11):Tam tài: thiên địa nhân ( trời, đất, người). Ýtrong bài này là tham ,sân,si.
(12):An nhiên: bình thản, an ổn( an nhiên tự tại)
Lại còn đổi họ thay tên
Chữ tham lại mạo danh nên chữ thành
Thành là thành đạt thành danh
Thành công, thành tựu… nghe hoành tráng sao!
“Thành nhân chi mỹ” (13)ngọt ngào
Biết bao vọng ngữ (14)gây bao não phiền
Gây bao vọng tưởng (15)đảo điên
Giở trò dục bị xuôi nguyên tưng bừng.
Khiến cho lực Tại không dừng
Cứ gây cảnh “chẳng- đặng -đừng” trêu ngươi. (110)
Tạivì… vì Tại…thương ơi!
Bao giờ mới tự Tại đời tự do
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu”
Vì chân Bờm đã thấu đầu tỏ đuôi
Rằng sinh ra kiếp con người
Chẳng chi quý bằng nụ cười hồn nhiên
Nụ cười Tại chỉ thần tiên
Nụ cười tri túc siêu nhiên siêu trần. (120)
(13):Thành nhân chi mỹ:Thành: Nên việc, kết quả, trở nên.
Nhân: người. Chi: tiếng đệm. Mỹ:
đẹp.Thành nhân chi mỹ là nên người lớn khôn tốt đẹp.
(14):Vọng ngữ:Vọng:Viễn vông, hư giả, càn bậy. Ngữ: lời nói.
Vọng ngữ là nói láo, nói dối, nói không đúng sự thật.
(15):Vọng tưởng:Vọng:Viễn vông, hư giả, càn bậy. Tưởng: ý nghĩ.
Vọng tưởng là nghĩ tưởng những việc sai trái.
Nụ cười đương xứ tức chân
Nụ cười tự Tại vạn xuân Việt Thường(16)
Vì sao Âu Lạc “ mười thương”
Là vì Tự Tại nó nhường bước cho
Để cho quê mẹ thơm tho
Nghìn năm còn vút giọng hò mang nhiên (17)
Trở về chữ Tại nhãn tiền
Bao đời nó quậy đảo điên nhân quần
Từ cái tham qua cái sân
Cái tham sân nó xoay vần qua si. (130)
Si là mê muội chớ chi
Mê muội, mê mẫn, mê si, mê lầm.
Chữ si hoặc chướng trong tâm
Phủ che lớp bụi mờ câm mặt trời.
Hỡiơi! hạt ngọc tâm người
Vương mang lớp bụi ngàn đời si mê
Ngọc mà phân hóa thế kia
Lấy chi tỏa ánh diệu kì kim cương
Vì sao tơ nhện mà vương
Là vì một cái chữ thương nhân mười. (140)
(16):Việt Thường là tên của nước Việt Nam thời vua Hùng Vương.
(17):Mang nhiên:mù mịt, không hay biết.
Một thương đã hệ lụy đời
Huống chi nhân chín nhân mười lần thêm
Có điều “thương” cũng chẳng “hiền”
Là vì đối tượng chẳng bền chắc chi.
Một là cái sắc hương kia
Xinh thì xinh thật thơm thì có thơm
Nhưng đâu giữ được trường tồn
Bóng câu qua cửa,(18) ánh gương qua mành
Hai là “tướng tự tâm sanh”
Tâm thương thì xấu cũng thành dễ thương. (150)
Mà khi tâm đã ghét hờn
Thì Mẫu Đơn cũng xấu hơn hoa hèn
Cái tâm cái tướng bon chen
Cái thương cái ghét cũng chèn lấn nhau
Thương mà không được thì đau
Thương mà cắt mạch thì sầu ba thu.
Huống chi thương nó ngục tù
Huống chi thương nó ao tù quẩn quanh.
Huống chi thương nó đành hanh(19)
Nó se màng nhện dệt thành cùm gông. (160)
(phần 2)
(18):Bóng câu qua cửa: chỉ thời gian trôi qua rất nhanh.
(19):Đành hanh: có thái độ ngang trái, đòi cho mình phải được hơn người một cách vô lí, hay gây chuyện ngang trái, ác nghiệt.
Cái thương mê muội cái lòng
Tiêu ma (20)trí tuệ, suy vong tinh thần
Đưa người tới chốn vong thân
Tự dưng đánh mất cái chân tâm mình
Chỉ còn mường tượng bóng hình
Của ai, ai đó cho mình mình đây.
Thương ơi mặt mũi xưa nay
Tự dưng do cái thương này mà đau
Thương và đau đi với nhau
Như dây trầu với thân cau đi cùng. (170)
Một duyên hai nghiệp não nùng
Đó duyên ấp đó nhịp chung điệu vần
Duyên là duyên nợ theo nhân
Nghiệp là nghiệp chướng theo thân tâm này
Nợ duyên nghiệp chướng sâu dầy
Cũng vìmột chữ si này mà ra
Tham sân si ấy Tam Ma(21)
Cũng là Tam Độc, cũng là Tam Tai
Tạo nên lực Tại dong dài
Tạivì, bởi Tại…cho ai não phiền. (180)
(20):Tiêu ma: mất đi một cách vô ích, vô nghĩa, làm cho chẳng còn gì nữa.
(21): Tham, sân, si:Tham: Ham muốn không chánh đáng. Sân: giận. Si: mê muội.
Tham Sân Si là ba mối độc hại, gây ra nhiều điều phiền não và đốt cháy hết công đức của người tu, nên gọi chúng là Tam độc, tức là ba thứ độc hại.
Ở đời nếu có thần tiên
Là vì nhứt nhựt nhàn nên tiên thần
Nhàn là tự Tại thanh tâm
Là không bị Tại nó vần nó xoay
Vượt qua ba cái lực này
Ắt là hành giả nhập ngay Niết Bàn.(22)
Ở đời không Tại mới an
Ở đời bị Tại thì tan tác đời
Coi chừng bị Tại ai ơi!
Trong nơi bể khổ rước người trầm luân.(23) (190)
Ngoài ba cái lực tham sân
Si mê hoặc chướng nó vần xoay ta
Còn hai cái lực trầm kha(24)
Trước là lực mạn sau là lực nghi
Mạnlà ty mạn tự ty
Mạnlà kiêu mạn, khinh khi ngạo đời
Ty mạn: cam đứng dưới người
Tự cho mình cát bụi đời rong rêu
Kiêu mạn, ngỡ mình cao siêu
Đứng trên thiên hạ, hiu hiu mặt mày. (200)
(22):Niết Bàn: Niết Bàn là cảnh giới hoàn toàn sáng suốt, thanh tịnh, tốt đẹp,
là cảnh giới cuối cùng mà người tu hành theo Phật giáo mong muốn đạt được.
(23):Trầm luân:Trầm: Chìm xuống, sâu kín. Luân: chìm đắm. Trầm luân là chìm đắm
Ý nói: con người mãi mãi chịu đau khổ trong vòng luân hồi nơi cõi trần.
(24):Trầm kha: kéo dài và nghiêm trọng,
Kiêu, ty: cũng một mạn này
Thói hư khinh mạn… kiêu đầy, ty vơi
Kiêu, ty nghĩ cũng hư đời
Tạo nên lực tại xoay người đảo điên
Đứng không vững ngồi không yên
Cũng vì cái chữ mạn phiền não kia
Sau chữ mạn là chữ nghi
Tại vì… bởi Tại… cũng vì nghi nan.
Trong bao điêu đứng thế gian
Cái điêu đứng của nghi nan đứng đầu. (210)
Ai mà muốn được sống lâu
Ai mà muốn khỏi đau đầu nhức tim
Ai mà muốn được bình yên
Thì nên tìm cách vượt trên nghi tình
Nếu như có một cực hình
Làm tình làm tội chúng sinh cực kỳ.
Cực hình ấy chính là Nghi
Nó làm khô héo Hoa Quì hướng dương
Nó làm vỡ nát kim cương
Nó làm băng hoại cương thường (25)tâm linh (220)
(25):Cương thường:Cang: cái giềng của tấm lưới, ý nói Tam cang (hay Tam cương). Thường: hằng có, ý nói Ngũ thường.
Cang thường là nói tắt của Tam cang và Ngũ thường.
Tam cang và Ngũ thường là phần căn bản trong Nhơn đạo của người đàn ông.
Tam cang hay Tam cương dịch là Ba giềng hay Ba mối. Tam cang gồm: Quân thần cang, Phụ tử cang, Phu thê cang.
Ngũ thường được dịch là Năm hằng. Ngũ thường gồm: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Nó làm cái đẹp hết xinh
Nó làm cái bạch cái trinh ố bùn
Nói sao hết nỗi đoạn trường
Của người lỡ “bán linh hồn” cho…Nghi!
Linh hồn lỡ bán một khi
Thì dù có nó xác chi không hồn
Hỏi ai trong cõi Càn Khôn
Chưa từng nếm nỗi đoạn trường của Nghi.
Nỗi chua nỗi chát nỗi gì
Nỗi cay nỗi đắng nỗi chi trên trần (230)
Mà đem sánh với nghi tâm
Thì xem ra cũng khó phân ít nhiều.
Cái nghi tác quái tác yêu
Giật dây con Vụ thiếu điều xác xơ
“Nên ra tay kiếm tay cờ”
Chẳng nên thì chớ chẳng nhờ tay ai
Namnhi hán tử anh tài
Ấy do sức tự Tại oai dũng thần
Còn như những kẻ phàm nhân
Suốt đời bị Tại nó vần nó xoay. (240)
Khác gì con Vụ quay quay
Gẫm ra mỗi cái múa may vai hề
Vương mà chi tướng mà chi
Những người bị cái “Tại Vì” nó “thương”
Trăm năm trong cõi mộng thường
Gẫm ra một Tại: cội nguồn trầm luân
Khiến ai dan díu cõi trần
Đi, về ….một xác phàm nhân vật vờ
Ai rằng cuộc sống là thơ
Ai rằng cuộc sống là tờ tâm kinh (250)
Nếu không tự chủ lấy mình
Thì muôn năm cũng lục bình trôi sông
Cũng vì chữ Tại đúng không?
Tại vì bởi tại cuồng ngông não phiền.
Đứng không vững, ngồi không yên
Cũng vì cái chữ Mạn phiền não kia.
Ngoài chữ Mạn là chữ Nghi
Tạivì: bởi vì…cũng vì Nghi nan
Đứng đầu Ngũ Độc là tham
So ra, Nghi chỉ đứng hàng thứ năm (260)
(phần 3)
Nhưng… tuy thứ bậc không bằng
Mà xem ra cũng “lục lăng”(26) kém gì!
Trong năm cái độc, độc Nghi
Khác chi ngọn lửa A Tỳ Ngục (27) trung
Nó thiêu đốt, nó nấu nung
Nó làm cháy rụi cả trong lẫn ngoài
Cháy vóc hạc, cháy hình mai
Cháy mình lại cháy cả ai bên mình
Đôi khi cháy cả quên mình
Độc Nghi hóa lửa đốt sinh mệnh đời (270)
Độc Nghi hóa lửa đốt người
Độc Nghi hóa lửa đốt trời đất luôn
Độc Nghi đầu mối ghen tuông
Độc Nghi đầu mối thua buồn khổ đau
Vì sao có trước không sau
Có sau không trước có đầu không đuôi
Vì chân Ngũ Độc hại đời
Hại câu nhân nghĩa hại đời thủy chung
Độc Nghi tác hại vô cùng
Gây nên Trang Huấn ngang cung cây đàn (280)
(26):Lục lăng(Lục tặc): là sáu tên trộm cướp, luôn luôn rình mò cướp mất công đức của người tu hành.
(27):A Tỳ Ngục: A-Tỳ địa ngục, là địa ngục Vô gián, nơi ấy tội nhân bị hành hình liên tục, không lúc nào ngừng. đây là cảnh địa ngục thấp nhứt, đau khổ nhứt trong Bát đại địa ngục, để trừng trị những tội hồn mà trong kiếp sanh nơi cõi trần đã phạm vào các đại tội như: Ngũ nghịch, hủy báng chánh pháp.
Đàn ai tích tịch tình tang
Đôi dây lỗi nhịp tào khang chi tình(28)
Lời dù vàng đá đinh ninh
Mà lòng đã chớm Nghi tình phu thê
Chồng “Mìn” (29)sao lạ quá tề
Sáng nay dậy sớm trao chia râu mày
Hay là “hắn” dở bày bay
Với cô hàng xóm mặt mày như mơ
“Dò sông dò biển dễ dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng người” (290)
Tri nhân tri diện dễ rồi
Lòng sâu dạ thẳm ai người tri tâm
Chồng “Mìn” mặt mũi thấy hâm(30)
Lại còn liếc ngó mấy lần trong gương
Lòng cô vợ nọ ghen hờn
Nỗi Nghi nó lớn còn hơn bầu trời
Nó che lấp cả cuộc đời
Nó che lấp cả nụ cười tương giao(31)
Độc Nghi nó độc làm sao
Nó đổ mực vào trang giấy trắng tinh (300)
(28):Tào khang chi tình: Tình nghĩa vợ chồng.
(29):Mìn: chính là mình.
(30):Hâm: có tính khí không được bình thường, biểu hiện bằng những lối nói năng, những hành vi ít nhiều gàn, ngớ ngẩn.
(31):Tương giao: giao thiệp, kết thân với nhau.
Làm cho pho sử ba sinh(32)
Thắt đau lắm mực đen sình dở dang
Nhưng đâu mỗi chuyện riêng nàng
Chuyện nghi là chuyện thế gian hai người
Nhứt là đôi lứa, lứa đôi
Nghi Tâmlen lõi vào chơi- chơi vào
Nàng mà Nghi Hoặc làm sao
Thì chàng cũng Hoặc Nghi bao nhiêu lần
Rằng: “ Cô Mụ” quá lần khân(33)
Namnữ thụ thụ bất thân kia mà! (310)
Cớ sao chẳng giữ nếp nhà
Cứ thấy “Chả” “ Mụ” bại A thần phù(34)
Ngày nào tình hẹn thiên thu
Mới qua đôi nhịp hát ru chung bè
Gã Nghi đã ngáy tè te
Dục giục quân tử máu me ghen hờn
Một khi Nghi đã vào tuồng
Thì Bị, thì Tại, nó dồn dập ta
Khiến ta trôi dạt Nại Hà (35)
Ba chìm bảy nổi giữa ba đào lòng (320)
(32):Ba sinh: là ba kiếp sống. Trong văn học, Ba sinh là để chỉ mối duyên vợ chồng ràng buộc hai người từ kiếp trước.
(33):Lần khân: kéo dài thời gian để dây dưa, trì hoãn.
(34)A thần phù: bất thình lình, đột nhiên.
(35):Nại Hà: cầu Nại Hà.Tương truyền, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót gập ghình, trơn trợt, rất khó lên cầu để đi qua sông.
Cuộc đời nhân loại long đong
Cũng vì năm thứ độc lòng vòng kia
Độc Tham trăm nỗi ê chề
Độc Sân trăm nỗi tái tê rụi tàn
Độc Si trăm nỗi bẻ bàng
Độc Mạn trăm nỗi dở dang phận người
Độc Nghi trăm nỗi rối bời
Cho đời nhân loại hóa đời rong rêu
Vì chân Bị, Tại rất nhiều
Nó làm hai chữ Tiêu Diêu, (36)Tiêu Đời (330)
Làm người muốn xứng phận người
Phải vượt Bị, Tại rong chơi chín tầng
Trở về Tự Tại viên chân(37)
Viễn ly Ngũ Độc Tham, Sân, Si và…
Một khi Ngũ Độc tiêu ma
Thì Bị, thì Tại cũng là trò chơi
Bị, Tạinhiều lắm ai ơi!
Vì Bị vì Tại nên đời chúng sanh
Một khi Bị, Tại ngưng hành
Thì chúng sanh sẽ hóa thành Như Lai (340)
(36):Tiêu diêu: Tiêu: Lượn trên cao. Diêu: Dao: xa.
Tiêu diêu hay Tiêu dao là đi chơi đây đó một cách thảnh thơi nhàn hạ.
Thung dung đi chơi đây đó, không bị ràng buộc vào một việc gì.
(37):Viên chân: viên là tròn đầy, chân là Thật, khơng giả dối.
Để mà tự tại hôm mai
Ung dung khuya sớm khoan thai trưa chiều
Một đời Tự Tại tiêu diêu
Viễn ly điên đảo, triệt tiêu mê lầm
Ngoài năm thứ độc trong Tâm
Còn bao Bị, Tại trong tầm nhân sanh
Tâm vô thường: (38) Bị, Tại hành
Đã vô thường: dễ chi mình tự do
Sáng vừa thương: lấy chi dò
Chiều đã ghét lấy chi đo đạt chừ! (350)
Thương thương ghét ghét sật sừ
Bị Bị Tại Tạilắc lư lật lường
Đã không chủ được lập trường
Lấy chi Tự Tại để thương, để chừ
Những lời nguyện ước xuân thu
Lấy chi giữ được thiên thu bây chừ
Ngâm ca thiên hạ ngàn thu
Mấy ai khỏi Bị, Tại như Phật Đà
Mắt kia không đốm không hoa
Tâm kia không thiết không tha mộng tình (360)
(38):Vô thường:Vô: Không, trống không, không có gì. Thường: luôn luôn như vậy.
Vô thường là không luôn luôn như vậy, tức là có thay đổi, biến hóa không chừng.
Các vật ở thế gian, trước không nay có, có rồi lại không, nên thảy đều Vô thường. Tất cả pháp hữu vi đều có sanh diệt, lưu chuyển, không phút nào yên, nên gọi là Vô thường.
(phần 4)
Mũi, lưỡi vượt ngoài vị, hương
Mắt mà vượt sắc, tai mà vượt thanh
Duyên trần thập nhị loanh quanh
Vô minh thành thức xưng danh sắc này
Để vào lục nhập thày lay
Cho Ái, Thủ, Hữu, đọa đày tấm thân
Một vòng sinh tử trầm luân
Đa đoan (39)lão bệnh thì thầm vô minh
Tâmvô thường: giống hữu tình
Pháp vô ngã: kiếp chúng sinh hư phù (370)
Như ráng như móc phù du
Như tia chớp giật, như mù sương bay
Chẳng qua giả hợp thân này
Có chi tự ngã xưa nay miên trường (40)
Đã không tự ngã thiên lương
Lấy chi tự tại để thường tiêu diêu
Để tròn hai chữ tình yêu
Thì thôi Bị, Tại là điều thế gian
Trong Tứ Niệm Xứ (41)viên toàn
Có thân bất tịnh chẳng an chẳng lành (380)
(39):Đa đoan: lắm chuyện lôi thôi, rắc rối, khó lường.
(40): Miên trường: lâu dài, lâu.
(41):Tứ niệm xứ:Phương pháp tu tập thiền Định, đặt Căn bản nơi lực của Tuệ nên gọi là niệm xứ, niệm trụ. 4 niệm xứ ấy là :
* Tâm vô thường, * Pháp vô ngã: * Thân bất tịnh : * Thọ thị khổ.
Cứ luôn bị Bị, Tại hành
Tạimưa Tại nắng Tại anh Tại nàng
Tạibệnh tật- chẳng an khang
Tại dơ bẩn chẳng cao sang ngọc ngà
Vì thân là thế nên ta
Mãi bị Bị, Tại phiền hà tấm thân
Nếu thân trong giá trắng ngần
Vượt qua nhơ bợn như thân Phật Đà
Thì trăm Bị, Tại phiền hà
Còn đâu chỗ để lê la trược phiền (390)
Trong Tứ Niệm Xứ sâu hiền
Còn thọ thị khổ nó truyền pháp âm
Rằng bao thứ thọ trên trần
Thọ danh giá- thọ kim ngân- thọ tình
Thọ mai - thọ trúc xinh xinh
Thọ phúc lộc thọ khương ninh bộn bàng
Bao nhiêu thọ bấy nhiêu mang
Có bao nhiêu, khổ lại càng bấy nhiêu
Có nhiều, Bị, Tại càng nhiều
Càng nhiều Bị, Tại càng chiêu xích xiềng (400)
Đi không vững đứng không yên
Như con Lật Đật xuống lên tự người
Như con rối nọ rối bời
Chẳng qua Bị, Tại tại đời giật dây
Ngoài “ Ngũ Độc” nó thày lay
Ngoài, “ Vô, Bất, Thị” nó đọa đày ta *
Còn bao nông nổi phiền hà
Gây bao Bị, Tại khiến ta quay cuồng
Hỡi ơi! Tam chướng (42)thảm thương
Vì mi thiên hạ đoạn trường lắm thay! (410)
Một là phiền não chướng đầy
Là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi này đó thôi!
Hai là nghiệp chướng đầy vơi
Tự bao đời tự bao đời vô minh
Cái thương mê muội cái lòng
Tiêu ma trí tuệ tiêu vong tinh thần
Đưa người tới chốn vong thân
Tự dưng đánh mất cái Chân Tâm mình
Chỉ còn mường tượng bóng hình
Của ai ai đó, cho mình mình đây (420)
(42):Tam chướng:Ba điều ấy là Tham, Sân, và Si. Tam Chướng đôi khi còn được gọi là ba bất thiện căn. Chính ba điều chướng ngại này là nguyên nhân của tất cả mọi khổ đau và khiến cho chúng sanh chìm đắm trong vòng luân hồi sanh tử. Kết quả gây ra bởi Tam Chướng gọi là Phiền não. Chỉ có trí tuệ thấu triệt được chân tướng của vạn hữu mới có thể tiêu diệt được tam chướng và khử trừ được phiền não.
Thương ơi mặt mũi xưa nay
Tự dưng do cái thương này mà đau
Thương và đau đi với nhau
Như dây trầu với thân cau đi cùng
Một duyên hai nghiệp não nùng
Có duyên ắt có nghiệp chung điệu vần
Duyên là duyên nợ theo nhân
Nghiệp là nghiệp chướng theo thân Tâm này
Nợ duyên nghiệp chướng sâu dày
Cũng vì một chữ si này mà ra (430)
Tham Sân Siấy tam ma
Cũng là tam độc, cũng là tam tai
Tạo nên “Bị, Tại”dong dài
TạiVì Bởi Tại… cho ai não phiền
Để cho mình gặp lại mình
Một lời vàng đá ba sinh vuông tròn
Nghiệp kia gánh nặng mỏi mòn
Nghiệp thân, khẩu, ý biển non trập trùng
Chia thành bốn loại lao lung
Một, Cực Trọng Nghiệp (43)vô cùng nặng sâu (440)
(43):Cực Trọng Nghiệp: nghiệp chướng nặng nề nhiều đđời nhiều kiếp.
Nghiệp này quyết định đời nhau
Đưa người chỉ lối kiếp sau luân hồi
Hai, Cận Tử Nghiệp (44) ấy thời
Một người sắp sửa xa rời cõi dương
Thì trong giây phút lên đường
Cái trạng thái Tâm Thức đương sự này
Sẽ mang tính quyết định thay
Cho trú sở của người này kiếp sau
Cho nên năng lực nguyện cầu
Qua những sám nguyện từ câu kinh vàng (450)
(phần 5)
Kinh cầu siêu, kinh cầu an
Quả là vô lượng… giữa đàn tràng kia!
Ba, Tập Quán Nghiệp(45) những gì
Một người quen thói hành vi trong đời
Sẽ thành nghiệp lực để rồi
Dẫn đường dẫn lối cho người… kiếp sau
Bốn, Tích Lũy Nghiệp (46)– dồi dào
Những thiện những ác chen nhau trập trùng
Hóa thành nghiệp lực lao lung
Cho ta, Bị,Tại nghìn trùng khổ đau (460)
(44): Cận Tử Nghiệplà Nghiệp, là hành động hoặc tư tưởng ngay trước khi chết, là tất cả những hoạt động cơ thể, tâm lí của người sắp lâm chung. Cận tử nghiệp quan trọng vì theo Phật giáo, nó trực tiếp quyết định điều kiện, môi trường sinh sống trong cuộc đời kế tiếp của người chết.
(45):Tập Quán Nghiệp: nghiệp do thói quen hư, xấu, tốt, đẹp nhiều đời nhiều kiếp mà thành.
(46):Tích Lũy Nghiệp: là nghiệp dồn góp dần những chủng tử tốt xấu cho càng ngày càng nhiều lên. Dẫn chúng sanh triền miên đắm chìm trong luân hồi sanh tử.
Bốn nghiệp nọ bổ sung nhau
Đưa đường chỉ lối mai sau phận người
Trong bao lực Tại trên đời
Cái lòng Ngã Chấp (47)nó thời vô song
Nếu đời có chữ long đong
Nếu đời có chữ lòng vòng quẩn quanh
Nếu đời có chữ tử sanh
Có ba gian lửa nó, dành cho nhau
Thì nguyên thủy của xưa, sau
Cũng do mối Ngã Chấp sâu nặng này (470)
Nghĩ thương cái thức thày lay
Nó nuôi Ngã Chấp tối ngày sáng đêm
Cho Ngã ngày một lớn lên
Càng lớn càng Bị, Tại thêm vô ngần
Cái lòng Ngã Chấp bất nhân
Cứ ngỡ Ngũ Uẩn (48)là Chân thể mình
Đâu hay Sắc, Thọ, Tưởng, Hành
Hợp thành cái thức đành hanh chỉ là
Cái Vọng Tâm của người ta
Còn như cái đích, thực là Chân Tâm (480)
(47):Ngã chấp:Ngã: Ta, tiếng tự xưng. Chấp: cầm giữ, cố chấp.
Ngã chấp là cố chấp cái ta của mình, cố chấp vào cái thân thể của mình.
Ngã chấp là nguồn gốc của phiền não. Người giác ngộ, không chấp vào cái ta nữa thì được an vui.
(48):Ngũ uẩn: là 5 món tích tụ hòa hiệp làm thành thân tâm của con người. Chúng che khuất chơn lý khiến chúng sanh luân hồi, thọ khổ.
Ngũ uẩn gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Vốn đứng ngoài cái Ngã nhân
Cái căn nọ với cái trần duyên kia
Cái Chân Tâm chẳng đi về
Chẳng thường đoạn, cũng chẳng hề tử sanh
Chẳng hề Bị, Tại loanh quanh
Vốn như như một đức thành hiếu sinh
Thương yêu pháp giới hữu tình
Một nguyền phổ độ (49)sinh linh vạn loài
Cái Chân Tâm ấy Như Lai
Chở bao la một bản hoài Từ Bi (490)
Trở về cái Ngã Chấp kia
Vì ngộ nhận giả, gã kia là mình
Nên tự sinh một mối tình
Gọi là Ngã Ái, (50)thật rình thật rang.
Thật loay hoay, thật buộc ràng
Thật đỏng đảnh, thật nghêng ngang đủ điều
Cũng vì cái Ngã tự yêu
Sinh ra đủ thức Ty, Kiêu ỡm ờ (51)
Như con tằm nọ nhả tơ
Tự mình trói buộc mình vô kén mình (500)
(49): Phổ độ:Phổ:Rộng lớn, bày ra khắp cả, đều cả. Độ: cứu giúp.
Phổ độ là cứu giúp chúng sanh.
(50): Ngã ái: yêu cái mình, cái ta.
(51): Ỡm ờ : Ra vẻ ngơ ngẩn như không biết gì cả. Nửa đùa nửa thật, có ý trêu cợt.
Bên cạnh Ngã Ái vô minh
Là lòng Ngã Mạn (52)coi mình thật to
Ngỡ mình là cái vốn no
Trung tâm vũ trụ ai so cho bằng
Chính vì Ngã Mạn lăng nhăng
Mà Bị, mà Tại hầm bà lằng… ta
Cho ta trôi dạt ái hà
Mười hai bến nước biết ra lối nào!
Ngoài cái Ngã Mạn tào lao
Còn bao cái Ngã, cái nào Ngã hơn (510)
Chỉ hay mỗi Ngã luôn tuồng
Điều mang những Bị, Tại- nguồn khổ đau
Cho người- con Vụ thiên thâu
Cứ quay theo lực “Ai Đâu” vận hành
Chưa hề theo lực chính mình
Để cùng Tự Tại long lanh nụ cười
Muốn thoát khỏi “Bể Luân Hồi”
Muốn thoát khỏi cái “Ngã Tôi” lèn èn
Cái Ngã Ngũ Uẩn hư hèn
Chúng ta cần phải, một phen, tách rời (520)
(52):Ngã mạn:Ngã: Ta, tiếng tự xưng. Mạn: khinh lờn.
Ngã mạn là tự cho mình tài giỏi cao hơn người mà khinh lờn người khác.
Người có tánh Ngã mạn thì tự đắc, kiêu ngạo, khoe khoang và chủ quan, nên thường cô đơn và thất bại.
Cái xưa rày tưởng là “Tôi”
Để cho cái “Bóng” nó rơi khỏi “Hình”
Để cho mình trở lại mình
Cái Ngã Ba La Mật(53) xinh như rằm
Cái Ngã của chính pháp thân
Gồm “ Thường- Lạc- Ngã- Tịnh” chân Phật Đà
Cái Ngã Tánh vốn đang là
Cũng là Phật Tánh nguy nga chân thường
Lạ lùng! Ba mối tai ương
Cũng do mối Ngã Chấp thường tạo sinh (530)
Nhưng một khi dẹp Ngã tình
Lại, thay vào, một Ngã xinh như rằm
Ấy là cái Ngã tròn trăng
Của Như Lai tạng thường hằng như thơ
Ngã này rất đỗi tinh mơ
Chẳng còn vương chút dây tơ dây tằm
Trói đời trong cái trói trăn
Của Bị với Tại, của “ trăng” với “đèn”
Dài với ngắn, trắng với đen
Của thiện với ác, của sen với bùn (540)
(53):Ba La Mật: Ba-la-mật-đa là cách phiên âm thuật ngữ tiếng Phạn, cũng được viết tắt là Ba-la-mật. Ba-la-mật-đa được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn, Độ vô cực, Độ, Sự cứu cánh.
Một cái Ngã rất chân thường
Một cái Ngã rất càn khôn tuyệt cùng
Cái Ngã vô thủy vô chung
Cái Ngã Đại Lực- Đại Hùng- Đại Bi
Một cái Ngã rất Hài Nhi
Không tên không tuổi không đi không về
Không đắn đo, không hẹn thề
Rất viễn ly- rất vô vi: Niết Bàn
Một cái Ngã rất khinh an
Rất vô ngã- bởi chính đang là mình (550)