- Những bước về Linh
- Những bước về Linh - Phần 1
Những bước về Linh - Phần 1
Những bước về Linh - Phần 1
NHỮNG BƯỚC VỀ LINH
Những bước về Tâm để có Linh
Bước về Tâm để có Tâm kinh
Về Tâm ắt có Linh mầu nhiệm
Tâmvượt ra ngoài lẽ tử sinh.
Tứ Bất Tử, tứ huyền linh
Tản Viên Sơn Thánh – Sơn Tinh Ba Vì
Tượng trưng sức mạnh thần kỳ :
Dĩ tĩnh chế độngnhu thì thắng cương.
Lại tượng trưng chí ngoan cường
Vượt thiên tai, dựng thiên đường ấm no.
Bé Phù Đổng, tượng trưng cho
Tinh thần độc lập tự do Việt Thường.
Phá cường địch, trấn biên cương (1)
Quét xong giặc, lại “ cố hương” quay về
Chử Đồng Tử : “ Mối tình quê”
Mối tình vương giả “ đề huề” (2) thứ dân.
“ Chàng trai không áo không quần”
Cưới cô “ Công chúa toàn thân ngọc ngà”
Thì ra … thì ra … thì ra …
Và Tứ Bất Tử (3) nguy nga cuối cùng.
Là nàng Công Chúa gấm nhung
Xưng danh Liễu Hạnh, con cưng Ngọc Hoàng
Ba “ ông” xưa thời Hùng Vương
Được dân gian phụng thờ hàng ngàn năm.
Mỗi riêng Liễu Hạnh là nàng
Cuối Lê mới được dân gian phụng thờ
Tương truyền – như một bài thơ
Nàng Quỳnh Hương, con đức Vua Thiên Đình.
Lỡ tay vỡ chén ngọc xinh
Bị Ngọc Hoàng phạt, giáng sinh cõi phàm(4)
Làm giáng tiên của Phương Nam
Tuổi vu qui, lấy Đào Lang làm chồng.
Ba năm, tưởng dứt nợ trần
Giáng Tiên giá vũ đằng vân(5) về trời
Hay đâu chưa dứt duyên đời
Tiên lại được Trời sai xuống thế gian.
Lần này, cũng tại Nam Bang
Liễu Hạnhlà nàng – đức hạnh trang nghiêm
Con trời – cháu Bụt – nòi Tiên
Thánh Mẫunhơn hiền, phổ độ quần sanh. (6)
Nơi miền phố Cát xứ Thanh
Ngày nay còn dấu anh linh diệu thường
Phủ Giày, Phú Cát, Sùng Sơn
Vụ Bản Nam Địnhkhói hương tam tòa. (7)
Lời rằng “ Tháng tám giỗ Cha
Tháng ba giỗ Mẹ …” chan hòa nghĩa ân
Cha đây là Đức Thánh Trần
Công huân đáng bậc đế quân sơn hà!
Mẹ là Liễu Hạnh anh hoa
Tượng trưng đức hạnh Đàn Bà Việt Nam
Vì sao trong cõi dân gian
Gọi Tứ Bất Tử ? một Nàng ba Ông.
Vì trong tâm thức cộng đồng
Vốn mang sẵn Bốn Điều Trông Cậy này
Một làkhắc phục Thiên Tai
Hai là chống lũ giặc ngoài xâm lăng.
Ba là tình nghĩa trăm năm
Bốn là rạng vẻ Trăng Rằm Từ Bi
Bốn điều tâm khảm khắc ghi :
Từ TÂM ấy hóa LINH kia. Tuyệt vời !
Ngoài Tứ Bất Tử trên đời
Tứ Bất Tửtrong tâm Người Việt Nam
Lung linh trong ánh đạo vàng
Khắp nơi : NamĐịnh, khang trang phủ Giầy
Đền Sòng Thanh Hóalinh thay
Sùng Sơn Hà Nội, Phủ Giầy, thành phố Hồ Chí Minh
Non linh thì nước cũng linh
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con
Ngoài Tứ Bất Tử, ta còn
Bao vị hào kiệt quê hương phụng thờ.
Ai về Yên Thắng, Yên Mô
Mà nghe thần phả đền xưa Núi Hầu
Vũ Lâmcông đức nghìn sâu
Là con vua Lạc, tổ đầu Văn Lang
Đời vua thứ nhất Hùng Vương
Vũ vâng lệnh chúa, lên đường an dân
Đến vùng Thác Dưỡng sơn lâm(8)
Tìm được “ Búng báng”(9) giúp dân no lòng
Kinh bang tế thế (10) dày công
Trải đời Mười Tám Vua Hùng hiển linh.
Theo truyền thuyết tỉnh Hòa Bình
Ngài thuộc tam vị thần linh gọi là
Tản Viênlà một, hai là Cao Sơn
Ta là Qúy Minh đại vương
Giúp vua giữ vững giang sơn Việt Thường
Đồng bào hai tộc Kinh, Mường
Đời đời lễ hội, khói hương tâm truyền
Ngoài ba vị thánh Tản Viên
Còn Lâm Cung Thánh Mẫu trên thượng ngàn. (11)
Theo niềm tín ngưỡng dân gian
Thánh Mẫu Thượng Ngànquản trị lâm sơn
Giúp cho non nước Việt Thường
Phong điều vũ thuận (12) đôi phương thuận hòa
Còn hai vị mẫu kia là
Mẫu Liễu, Mẫu Thoải: Tam tòa thánh cung
Trình tự Việt đẹp vô cùng
Có cha có mẹ : thủy chung đôi bề
Thung Huyên (13) đôi bậc đề huề
Âm Dươngđôi vế nguyện thề sắc son.
Ai rằng : nữ ty nam tôn (14)
Việt Nam văn hóa thiên lương Lạc Hồng
Mẹ Tiên bên cạnh cha Rồng
Kề vai xây dựng cõi lòng nguy nga
Cội nguồn Mẫu Thượng Ngàn là
Ái nữ của Tản Viên và Mỵ Nương
( Là rể, con của Hùng Vương
Đời thứ mười tám – Việt Thường sử ghi )
Thiên hương quốc sắc (15) ai bì
Nhũ danh (16) … truyền thuyết : còn ghi La Bình.
Đương thời thân phụ Sơn Tinh
Ra công truyền dạy phép linh độ đời
Theo cha đi khắp biển trời
Học dân đủ phép chăn nuôi, cấy trồng
Ngư, Tiều, Canh, Mục (17)làu thông
Nữ nhi sánh thực ngang tầm nam nhi
Thông minh hiếu thuận ai bì
Thay cha, đảm việc tu mi can trường
Khi Tản Viên cùng Mỵ Nương
Được phong bất tử đảm đương sơn hà.
La Bình, nương đức mẹ cha
Được phong công chúa quê ta Thượng Ngàn
Giúp cha gánh việc trần gian
Trông nom tám mốt động, hang, núi rừng
Tấm lòng Thánh Mẫu bao dung
Lo cho trăm họ sống trong thái bình
Cùng bao vị thánh, thần linh
Ngày đêm phù hộ dân mình an khương
Tương truyền khắp dải giang sơn
Từ bao đời vẫn thụ ơn hộ trì.
Bao phen kháng chiến trường kỳ
Quân ta vẫn cậy đức uy Thượng Ngàn.
Vẫn theo truyền thuyết dân gian
Suốt cuộc kháng chiến Non Lam trường kỳ
Thượng Ngànđã trổ thần uy
Giúp dân ta thoát, trùng uy bao lần
Lại truyền sức mạnh tinh thần
Để, sau rốt, quét sạch quân tham tàn
Niệm ơn công chúa Thượng Ngàn
Nơi nơi lại dựng đàn tràng (18)vinh danh
Bên cạnh “ Thánh Mẫu rừng xanh”
Thủy Cung Thánh Mẫu: Mẹ lành biển sông.
Nguồn đâu cho nước mênh mông
Cội đâu cho đóa hoa hồng nở ra
Niệm ơn Thánh Mẫu hải hà
Giúp dân gió thuận mưa hòa chỉn chu
Hạn hán thì Mẫu làm mưa
Bão lụt, Mẫu lại cho mưa gió ngừng
Dáng hiền như Phật Quan Âm
Mẫu mặc áo trắng tượng trưng Trong Lành
Thủy Tề Hoàng Hậutrăm xinh
Hộ dân công đức, xứng danh mẹ hiền.
Tam tòa Thánh Mẫutrang nghiêm
Liễu Hạnh, Thượng Ngàn, Mẫu Thoảianh linh
Làng Viêm Xá, tỉnh Bắc Ninh
Còn giữ tờ sắc phong danh Thành Hoàng
Dành cho Mẫu Thoải đoan trang :
“ Nhữ Vương Nam Hải Đại Vương”– sắc đề
Xem trong nghĩa đạo tình quê
Gẫm ra ba Mẫu khác chi tâm mình
Tấc lòng kính mộ anh linh
Tấc lòng trọng đức hiếu sinh sinh thành.
Tấc dạ cù lao (20) sẵn dành
Tấc dạ trong lành nghĩa nước tình non
“ Dù cho sông cạn đá mòn
Con Tằm đến thác vẫn còn vương tơ ”
Suốt miền quê mẹ ngàn xưa
Mẫu Thoảiđược thờ khắp các đền thiêng
Những ai con cháu Rồng Tiên
Giỗ Mười Hai Tháng Sáuchẳng quên năm nào
Vua Lý Thái Tổ thời nao
Chính sách trị thủy xiết bao công trình.
Cũng nhờ Mẫu Thoải hiển linh
Giúp rập công trình mới sớm nên công
( Mẫu là chúa của trăm sông
Là hoàng hậu của Long Cung Thủy Tề
Như lời đã kể trên kia )
Ôi ! Cái thời của đề huề tâm linh
Cái thời của vật, tâm là một
Dương cùng âm là một chẳng hai
Cái thời chiều rộng thật dài
Chiều sâu thẳm biển, vút trời chiều cao.
Cái thời hồn hậu xiết bao
Người ta sống giữa tự hòa tiêu diêu (21)
Bại không nản, thắng không kiêu
Cái thời Đời, Đạo, võng điều sánh đôi
Cái thời Trời cũng là người
Cùng Tiên Thánh Phật với đời hòa chung
Trở về chuyện Mẫu : Thăng Long
Nay còn di tích Mẫu trong bao làng
Nhật Chiêu, Quảng Bá… khói hương
Tây Hồ, Yên Phụ… ( dân thường nhớ ơn ! ).
Tích truyền : Phật Mẫu Man Nương (22)
Ngày xưa … có một cô Nường bé thơ
Mười hai tuổi đã vào chùa
Xuất gia đầu Phật nam mô tu hành
Một đêm, gió mát trăng thanh
Có vị tăng bước qua mình Man Nương
Thế rồi … cảm thụ phi thường
Man Nương thai nghén – dài hơn hai kỳ
Những tròn mười bốn tháng kia !
Rồi, sinh hạ một hài nhi trăng rằm.
Bèn đem trao bé cho tăng
Khâu Đà La, vịHồ Tăng, mỉm cười
Cầm cây tích trượng (23) gõ chơi
Vào thân dung thụ, tức thời tách ra
Tăng đặt đứa trẻ vào – và
miệng cây khép lại. Quả là thần thông !
Đoạn trao tích trượng - Gậy Rồng
Bảo nàng hãy nhớ đem dùm cứu dân
Khi nào hạn hán cháy đồng
Cắm trượng xuống đất, ắt “ thông suối nguồn ”.
Bấy giờ gặp vận tai ương
Ba năm hạn hán. Man Nương nhớ lời
Đem gậy cắm xuống đất – thời
Nước đâu từ dưới đất khơi suối nguồn
Mãi theo đầu gậy trào tuôn
Cứu dân gian khỏi tai ương hạn nồng
Sau cơn cửu hạn (24) , bỗng dưng.
Một cơn mưa đốn gốc Dung thụ già
Theo dòng trôi tận miền xa
Bấy giờ, quan thái thú là Sĩ Công (25)
Bèn ra lệnh kéo cây Dung (26)
Lên bờ, đặng lấy gỗ dùng “việc thiêng”
(Tức làm nóc điện Kính Thiên)
Nào hay cây nọ nằm yên giữa dòng
Trơ như đá, vững như đồng
Trăm quân không kéo được thân cây vào
Giữa cơn trì kéo lao xao.
Man Nương lấy dải yếm đào cột cây
Thế là kéo được vào ngay
Sĩ Nhiếpkinh sợ, tuyển ngay thợ tài
Dùng cây tạc tượng “Bốn ngài”
Vân – Vũ – Lôi – Điện(27) thần oai lạ lùng
Trong khi tạc tượng, bỗng dưng
Đám thợ bắt gặp một “ông tượng người”
Vội đem thả giữa dòng khơi
Đến đêm, tượng đá sáng ngời lòng sông
“Quan cho quân vớt chẳng xong”
Lại nhảy vào lòng mẹ trẻ Man Nương.
Bốn pho tứ pháp “ nên chương”
Được chia trấn bốn đạo trường Già Lam (28) :
Chùa Dâu, Chùa Đậu, Tướng, Dàn (29)
Riêng làng Mãn Xá thờ nàng Man Nương
( Gọi là Phật Mẫu thân thương )
Hàng năm đón khách mười phương hội chùa
Riêng “ pho tượng đá” ngày xưa
Vẫn còn tỏa sáng trong chùa Phúc Nghiêm
Thạch Quang Phật : ấy là tên
“ Tác phẩm thiên tạo” của miền Bắc Ninh.
Về thăm quê mẹ huyền linh (30)
Từ Liêm, Hà Nội, Bắc Ninh… bao miền
Nay còn bắt gặp bao đền
Cùng thờ một họ một tên linh thần
Cao Lỗ,vị tướng quân thời đại
An Dương Vương– Thần thoại còn ghi rằng
Chế ra chiếc nỏ thần uy
Nỏ Liên Châu– móng Kim Quy lẫy lừng
Một phát nỏ, tên trùng điệp tỏa
Như mưa sa, đốn ngã cường xâm.
Nhờ Liên Châu của tướng quân
An Dương Vươnggiữ Vạn Xuân yên lành
Chuyện xưa tích cũ ghi rành
Triệu Đàthâm hiểm, rắp tâm trả đòn
Bèn sai Trọng Thủy cầu hôn
Cưới Mỵ Châu. Xong tráo luôn nỏ thần
Thế là giặc ngoại xâm xốc tới
Móng Kim Quy,ơi hỡi còn đâu ?
Phép thần của nỏ Liên Châu
Thoắt đâu theo mộng vương hầu tan hoang.
Trong cơn nước mất nhà tan
An Dương Vươngvội chở theo nàng Mỵ Châu
Cỡi ngựa chạy suốt đêm thâu
Những mong thoát nạn. Ngờ đâu cô nàng
Lén rải lông ngỗng lên đàng …
Chuyện xưa ghi lại một trang đoạn trường.
Bên cái chết An Dương Vương
Cái chết Cao Lỗ: một trương bi hùng (31)
Tận trung theo Chúa đến cùng
Thác rồi còn để gương Trung vạn đời
Quê Hùng ở khắp nơi nơi
Gia Lâm, Hà Nội … tình người tiếc thương
Đền … đền … tỏa … tỏa khói hương
Đời Trần phong sắc : “Hỏa Nhị Cương … Chính Thần”
Quê ta còn đó Trống Đồng
Trống Đồng chuyên chở tinh thần Việt Nam.
Mùng bốn tháng tư hằng năm
Lễ hội Thuần Việt kết giăng hoa đèn
Tích xưa truyện cũ lưu truyền(32)
Thái tử họ Lý bình Chiêm (33) năm nào
Khi qua một ngọn núi cao
Nằm mơ thấy một người… cao hơn người
“ Râu hùm hàm én mày ngài ”
Taycầm binh khí sáng ngời uy phong
Rằng : “ Tôi thần núi Trống Đồng
Xin theo thái tử lập công báo đền ”.
Xuất quân lần ấy quả nhiên
Thái tử thắng trận, cho nên khi về
Ngang qua “ Đồng Cổ” (34) non kia
Bèn dâng lễ, rước thần “ vị ” về Thăng Long
Lập đền thờ ở thôn Đông
Phường Yên Thái, tưởng niệm công âm phù (35)
Tự rày, hương khói ngàn thu
Trải vua triều Lý, qua vua triều Trần
Thần còn ứng hiện bao lần
Sắc son hộ quốc trì dân (36) một lòng.
Với hai pháp khí lẫy lừng
Một là chiếc Đại Hồng Chung (37) cõi thiền
Hai là chiếc Trống Đồng Thiêng.
Tự trăm xưa đã nên duyên Việt Thường
Hợp thành đôi vế âm dương
Như Âu bên Lạc, sắc hương sum vầy
Trấn Sơn Yên Tửnon này
Lại Trấn Quốc kinh đô này Thăng Long
Mỗi năm, cứ độ vào xuân
Đại Hồng Chunglại một lần ngân nga
Gọi mây phủ trắng sơn hà
Từ trên thượng giới lại sa mưa lành
Chuông kia, trống nọ song hành
Giúp quê ta đẹp yến oanh ngàn đời
Từ ngày Đồng Cổ về ngôi
Hòa âm cùng tiếng chuông nơi kinh kỳ
Tạo nên khúc nhạc huyền vi
Vừa trầm vừa bỗng vừa bi vừa hùng
Ngân nga thái vận trùng hưng (38)
Võ công văn nghiệp (39) lẫy lừng nghìn thu
Hội thề Đồng Cổ tháng tư
Cùng mùa Phật Đản tháng tư song hành
Quê ta kết tụ duyên lành
Tiên đây Bụt đó long lanh đạo tình
Bên Tứ Bất Tử trăm xinh
Còn bao thần vị quê mình Đàng Trong
Bắc Namchung một Lạc Hồng
Cù lao Huâncũng chung long mạch này
Tỉnh Khánh Hòa trầm hương bay
Và huyền thọai cũng xanh mây chín tầng
Ngày kia có đôi vợ chồng
Trồng dưa độ nhựt, mỗi trong ngày mùa
Một hôm ra bãi, tình cờ
Gặp một cô bé nô đùa tung tăng
Trộm dưa nào phải để ăn
Mà chỉ để được nghịch bằng … trái dưa
Mãi xem trò chơi ngây thơ
Vợ chồng ông lão chợt như nghe lòng
Có điều chi rất hừng đông
Y như có ánh xuân hồng thoáng qua
Họ cùng không hẹn mà … mà …
Cùng ôm cô bé để mà thương … thương …
Thế rồi thăm hỏi nguồn cơn
Mới hay bé cũng cô đơn … như già
Thế là … thế là … thế là …
Bé có cha mẹ, “ già” mà có con
Một hôm … ( ôi, cái một hôm ! )
Nước từ đâu tận thượng nguồn mênh mang
Tràn về ngập hết xóm làng
Và cô bé bị nước tràn cuốn đi
Cũng may giữa lúc lâm nguy
Bé gặp một khúc gỗ kỳ trôi qua
Bèn ôm lấy khúc gỗ, và
Một kỳ tích bỗng xảy ra tức thời
Hồn cô xuất khỏi thân người
Nhập vào khúc gỗ để rồi … lênh đênh
Trôi qua bao thác, bao ghềnh
Cuối cùng, đỗ lại một thành phố xa
Thấy khúc gỗ đẹp dường hoa
Người dân sở tại xuýt xoa, tranh phần
Có điều khúc gỗ, thanh tâm
Ngờđâu lại nặng, nghìn cân, khôn bề…
Tiếng đồn khắp chợ cùng quê
Bấy giờ có một chàng kia vốn là
Một trang hoàng tử hào hoa
Vi hành đi kiếm “ tiên nga giáng trần ”
Rắp ranh (40) kết nghĩa Châu Trần (41)
Chợt nghe chuyện lạ, vội lần đến nơi
Thấy khúc gỗ xinh tuyệt vời
Chợt nghe xúc động bồi hồi tâm can
Chút chi như nghĩa đá vàng (42)
Chàng bèn xấn đến bên “ nàng ” đưa tay
Ôm chầm “ khúc gỗ thơ ngây ”
Tự dưng khúc gỗ ! Lạ thay!“ nhẹ người ”.
In tuồng một cánh hoa thôi
Mặc cho chàng nhẹ ôm, rồi “ ẵm” đi
Bà con thấy chuyện lạ kỳ
Cho rằng ắt có duyên gì cũng nên
Thế rồi ôm khúc gỗ tiên
Hoàng tử trở gót về miền quê hương
Thoạt đầu nghe chuyện phi thường
Người người ai cũng tìm đường tới thăm
Để nhìn khúc gỗ ngàn năm
Đẹp như một bóng trăng rằm tinh khôi
Lại xinh như một nụ cười
Có điều, mãn nhãn(43)thì thôi hiếu kỳ
Riêng chàng hoàng tử tình si
Ngày đêm ôm ấp kể chi đêm ngày
Mối tình cảm động thơ ngây
Làm cho gỗ cũng có ngày hóa thân
Trở mình thành một giai nhân (44)
Thiên hương quốc sắc (45) mười phân vẹn mười
( Cho hay muôn sự tại trời
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra )
Cảm từ một mối thiết tha
Hồn trong gỗ lại hóa ra thành người
Thế là trời đất trăm tươi
Âm dương giai điệu tuyệt vời sinh ca
Ấm thơm hương hỏa hoàng gia
Giai nhân hoàng tử hóa ra vợ chồng
Một trai một gái nối dòng
Y nhiên mối hạnh phúc, trong nhân hoàn (46).
Có điều mây hợp mây tan
Có điều : hoa nở hoa tàn mấy lăm
Cưới nhau vừa được ba năm
Chàng hoàng tử lại “ động lòng bốn phương” (47)
Đành đoạn dứt áo người thương
Để đi tìm những sắc hương bên trời
Vợ hoàng tử nghĩ hận đời
Bèn ôm hai đứa con, rồi … úm ba la
Nhập vào khúc gỗ tinh hoa
Theo dòng trở lại Khánh Hòa như xưa
“ Xung quanh lạnh ngắt như tờ ”
Mẹ cha nuôi đã mất từ năm kia
Ơn sâu nghĩa nặng đôi bề
“ Kỳ Nam ”bèn quyết chọn quê hương này
Thế rồi bằng sức đôi tay
Nàng ra công dựng, công xây không ngừng
Chẳng bao lâu chốn biển rừng
Đã thành một cõi vương cung huy hoàng
Rõ là lạc cảnh trần gian
Lại nói về hoàng tử – chàng lãng du
Sau bao năm tháng phiêu lưu
Nếm cho đủ vị phong lưu trên trần
Chợt có một lúc dừng chân
Lắng nghe tiếng gọi lương tâm vọng về
Động lòng nhớ nghĩa phu thê
Vội trở thuyền về tìm lại “ người thương”
Ngờ đâu … trên bước hồi hương
Chợt sa vào trận trùng dương sóng thần
Thế là biển cả vùi thân
Mang theo cả mối lương tâm trễ tràng
Và, từ đáy biển trầm oan (48)
Chợt đâu vươn dậy, giữa làn sóng xanh
Một mô đá nhỏ long lanh
Với những “ nét chữ ” loanh quanh. Có điều
Dù thầy giỏi chữ bao nhiêu
Cũng không đọc được những điều trối trăng(49).
Kể từ ấy, vạn mùa trăng
Dân đi biển, dân tìm trầm, Kỳ Nam
Khắp nơi, quanh miệt Đại An
Thường bày lễ vật, lập đàn tràng lên
Để cầu ơn của nàng tiên
Tôn xưng bà Chúa Ngọc ( miền Champa
Gọi là Thánh Mẫu Thiên Y Na )
Qua triều Nguyễn, sắc phong là : “ Hoàng Nhân
Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần” (50)
Bấy nay vẫn được nhân dân kính thờ
Trong Tứ Bất Tử nghìn xưa
Có Chử Đồng Tử đẹp tờ hoa tiên (51)
Người làng Chử Xá – Hưng Yên
Cùng nàng công chúa nên duyên vợ chồng
Nàng công chúa tên Tiên Dung
Con đức Vua Hùng, triều đại thứ ba
Truyện rằng, công chúa ngọc ngà
Thường dong thuyền khắp giang hà rong chơi
Một hôm nhân buổi đẹp trời
Nàng ra lệnh đỗ thuyền nơi quê chàng
Đoạn cho thị nữ vây màn
Để cho người ngọc đoan trang tẩy trần
Khi từ gáo nước qua thân
Thì từng lớp cát dưới chân chảy dài.
Để lộ hình một chàng trai
Mình trần trụi “chẳng giống ai” chút nào.
Ngỡ ngàng như giấc chiêm bao.
Lại ngượng ngùng phận má đào thơ ngây
Thế rồi …
Một nàng thì đứng mà ngây.
Một chàng nằm đó cũng ngây như nàng
Cuối cùng, qua phút bàng hoàng
Công chúa ngượng hỏi: “Thế chàng là ai?”
Rằng: “Quê tôi ở xóm này
Cha con rau cháu qua ngày bên nhau
Tưởng rằng suôn sẻ ngờ đâu.
Một cơn hỏa quét sạch làu tư gia.
Của riêng còn đến bây giờ
Là mỗi chiếc khố dùng cho hai người
Cha tôi nhiễm bệnh lìa đời
Tôi mặc chiếc khố cho người…rồi chôn
Còn tôi thân phận trần truồng
Ngày lặn dưới nước, đêm luồn bụi cây.
Trốn hoài cho đến hôm nay.
Được tin công chúa tới đây, tôi đành
Chui sâu vào cát ẩn mình
Ai ngờ!”. Chàng kể sự tình éo le
Công chúa lẳng lặng mà nghe
Càng nghe càng thấy lâm li cõi lòng
Bèn rằng: “Một sợi tơ hồng…
Thì xin kết nghĩa vợ chồng trăm năm”
Thuyền rồng đẹp lễ hoa đăng
Ngờ đâu … thuyền chẳng thuận dòng… quê hương.
Vì chưng Vương phụ Hùng Vương
Nghe tin con vượt Đạo Thường gia phong (53)
Bèn ra lệnh cấm Tiên Dung
Quay về cung điện – (quyết không dung tình!)
Nghe cha nổi giận lôi đình
Tiên Dungbèn rẽ thuyền rồng ra khơi
Lênh đênh góc bể chân trời
Cuối cùng, đỗ lại một nơi đất lành
Thế rồi như yến có oanh
Như oanh có yến - như mình có ta
Hai người chung dựng nghiệp nhà
Mở chợ Hà Thám (54) để mà bán buôn
Bấy giờ có vị khách thương
Đến rủ họ vượt trùng dương buôn hàng
Chử bèn “đi một ngày đàng”
Gọi là để “học một sàng khôn” chơi!
Một hôm, thuyền ghé một nơi
Giữa biển, giữa trời, gọi đảo “Quỳnh Tiên”
Vui chân , Chử bước dần lên.
Chợt đâu gặp một vị “Thiền Sơn Tăng” (55)
Bảo chàng “Thí chủ nhớ chăng
Kiếp xưa đã gặp vầng trăng cõi mình?”
Nghe lời, chợt động tâm linh
Chử bèn thụ giáo tâm kinh thượng thừa
Phật Quang, tên vị thiền sư
Trao cho Chử chiếc gậy như ý thần.
Rằng: “Đây là gậy thần thông
Mai sau nó sẽ giúp ông cứu đời”
Sau khi học đặng phép trời
Chử trở về đời hành đạo sắc không (56)
Một là dẫn “bạn Tiên Dung”
Vào chơi trong cõi sắc không với mình.
Hai là bỏ hết oan tình
Những nhà những cửa những mình những ta
Ba là “ vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”
Ngoài phần tưlợi như nhiên
Còn phần công ích chí nguyền độ sanh
Chuyện xưa ghi chép ngọn ngành
Chử bất tử đã hiển linh bao lần
Giúp dân ta chống ngoại xâm
Bằng nguồn năng lượng tinh thần sâu xa
Một Chử bất tử lòng ta
Trong Tứ Bất Tử nguy nga vạn đời
Niềm tin ở sức con người
Niềm tin ở thiện tâm tươi tốt này
Tích xưa còn lắm truyện hay
Như truyện Dưa Hấu của người An Tiêm
Người này ai chả biết tên
Tuy rằng chẳng phải thân quen họ hàng
Chẳng ai hay quốc tịch chàng
Chỉ biết đâu tận phương Nam tít mù (57)
Tấm thân nô lệ tội tù
Bị người đem gả bán cho Vua Hùng
Thương ai cá chậu chim lồng
Vua Hùng độ lượng một lòng chở che
An Tiêmcũng lắm tay nghề
Công, nông, y thuật … nghề gì cũng tinh
Vua Hùng có gái nuôi xinh
Nghĩ cũng thương tình bèn gả nàng cho
Cuộc đời chuyển hướng ấm no
Đầy sân gà vịt, đầy kho ngọc ngà
Một hôm, nhân lễ tân gia
Khách đưa chúc tụng, nào là … vâng! vâng!
Chàng cười : “ Trong quả có nhân
Mà nhân là tự bản thân mọi người
Ngày nay mình được quả vui
Là nhờ kiếp trước sống đời hiền lương”
Thói đời ghen tị lẽ thường
Có kẻ xấu nọ tìm phương hại chàng
Bèn đem lời nói đoan trang
Chở lý nhân quả, chỉnh trang lại, thành
Những lời “ Mỏ đỏ thần nanh ”
Vong ân cha mẹ, phụ tình chúa tôi
Vua Hùng Vương cả tin lời
Bèn ra lệnh đuổi ngay đôi vợ chồng
Rằng : “ Ngươi phụ nghĩa vong ân
Trẫm cho tất cả, sao không ghi lòng
Còn đem chuyện nói lông bông (58)
Kiếp này kiếp nọ, tây đông nỗi gì
Đã vong ân thế, thôi thì … ”
An Tiêmgặp chuyện, chẳng hề hoang mang
Cuối đầu lạy tạ Hùng Vương
Rồi lên thuyền vượt đại dương nghìn trùng
Trải bao sương gió bão bùng
Thuyền dừng ở một đảo vùng xa xôi
Đảo hoang không một bóng người
Chỉ toàn cá nước chim trời hoang vu
Vợ chàng trăm nỗi ưu tư
“ Lấy chi đây để chỉn chu gia đình ? ”
An Tiêmmột mực tín thành :
“ Ở hiền ắt phải gặp lành – lo chi ”
Thế rồi, đem sức kiên trì
Của niềm tin Đạo Từ Bi trong lành.
Tháng ngày ra sức đấu tranh
Vượt cơn đói rét vây quanh mọi người
Những xây lều trại tươi mươi
Trồng cây hái củ muôn đời ấm no
Một hôm như sự tình cờ
Một đàn chim lạ đâu từ phương Tây
Bay về đậu trên đảo này
Đoạn, trước khi cất cánh bay lên trời
Con đầu đàn, giọng dài hơi
Cất lên dăm tiếng như lời nhắn nhe
Rồi, nhả dăm ba hạt gì …
Thế rồi, tất cả bay đi … xa dần
Tưởng rằng câu chuyện phù vân
Ai ngờ, một sớm đầu xuân ngọt ngào
Từ trên bãi cát trắng phau
Vươn lên một cọng “ dây bầu ” xanh non
Thế rồi, những quả tròn đơm
Quả to như trái dừa, tròn như … thơ
Ngỡ ngàng như thể trong mơ
Bổ ra một quả, thấy dưa đỏ hồng
Hạt thì đen nhánh - như nhung
Nếm thử nghe ngọt thơm không gì bằng
Cả nhà được trái dưa ăn
Nghe đời mở hội hoa đăng rộn ràng
Từ ấy, một cảnh thiên đàng
Hiện thân giữa chốn đảo hoang lạnh lùng
Khắp nơi, dưa mọc, dưa trồng
Hàng ngàn, vạn trái dưa đồng thanh ca
Khúc ca hạnh phúc sum hòa
Rồi một hôm, vẫn như là giấc mơ
Một chiếc thuyền bị bão xua
Lạc vào bến đảo hoang vu ngày nào
( Mà bây giờ : lạc cảnh sao ! )
Những thuyền viên được mời chào bằng … dưa !
Nếm trái ngọt như nước … dừa
Và ngon như … chẳng trái dưa nào … tày (59)
Người thì gọi trái dưa tây
Người gọi dưa hấu … chỉ hay tự giờ
Đảo hoang biến thành đảo dưa
Người dân đi biển thường đưa thuyền vào
Đem bao thực phẩm dồi dào
Để đổi cái vị ngọt ngào của dưa
Chẳng bao lâu kẻ lưu đồ
Trở thành một vị “đảo vua” phú cường
Lại nói về vua Hùng Vương
Từ ngày giận “kẻ vong ơn” đến giờ
Vua thường “ra ngẩn vào ngơ”
Vì nhớ tới kẻ đơn sơ thật thà
Lại thêm rất mực tài hoa
Chỉ mỗi một cái tội là “sàm tin” (60)
Những gì quả phúc nhân duyên
Những gì không sắc hảo huyền sắc không
Đơn tư nặng gánh bên lòng
Khiến cho bạc cả tóc ông vua già
Bấy giờ, họp mặt triều ca
Hùng Vươngra lệnh cho ba hải thuyền
Đi tìm tông tích An Tiêm
Để xá tội cũ cho yên dạ Rồng. (61)
Vượt qua muôn dặm bể Đông
Một hải thuyền gặp được tông tích chàng
Nguy nga một cõi địa đàng
Phồn vinh rất mực, giàu sang ai tày
Sứ thuyền tỏ hết niềm tây
An Tiêmhởi dạ vâng ngay lệnh truyền
Khi đi độc mỗi chiếc thuyền
Khi về, cả một đoàn thuyền theo chân
Niềm vui biết lấy chi cân
Một là phụ tử quân thần đoàn viên
Hai là chứng thật đạo huyền :
Lý nhân quả thật nhãn tiền không sai
Tâm linh há dễ đơn sai
Thạch Sanhcòn tiếng đàn ai bổng trầm
Nâng niu Những Bước Về Tâm
Ngày xưa … có đôi vợ chồng tiều phu
Tuổi già như cánh lá thu
Hắt hiu gió sớm, âm u sương chiều
Những mơ, những ước bao nhiêu
Có mụn con để nuông chiều, cậy trông
Hai người sẵn một tấm lòng
Cắn đôi hạt gạo, chia chung mái lều
Tuy nghèo khó, dẫu cô liêu (62)
Vẫn dư cống hiến nhiễu điều giá gương
Thế rồi … một hôm … một hôm
“Vén mây đầu ngõ, tan sương giữa trời”
Thạch ông nhận được tin vui
Vợ mình đã được “ông trời đoái thương”
Có điều hơi khác lệ thường
Thai kỳ bà Thạch dài hơn ba lần
Đến khi sanh hạ “bé thần”
Thì Thạch ông đã lìa trần khá lâu
Một thân góa bụa dãi dầu
Thạch bà rồi cũng về chầu tổ tiên
Giữa rừng còn mỗi “mình ên”
Thạch Sanhcứ thế lớn lên … như rừng
Sống đời hoang dã trong bưng
Học bài học của thú cầm hồng hoang (63)
Vốn là con cháu Ngọc Hoàng
Nên đến kỳ hạn tuổi chàng mười ba.
Ngọc Hoàngnhất lệnh truyền ra
Tua đem phép thuật Trần gia dạy chàng
Chẳng bao lâu trẻ rừng hoang
Đã làu thông thập bát ban (64) cao cường
Một hôm … định mệnh khôn lường
Có anh hùng rượu vốn phường gian tham
Lý Thông– Tên họ anh chàng
Nghe lời đồn đại, tiện đường ghé thăm
Thấy chàng chơn chất thật thà
Bèn rủ rê kết nghĩa là anh em
Tình đời trăm nỗi bạc đen
Thạch Sanh đâu trải nghiệm, bèn kết giao
Thế rồi giã biệt rừng sâu
Theo anh kết nghĩa đi “ vào trần ai ”
Lời quê góp nhặt dông dài …
Thì ra chốn ấy thờ loài “ trăn tinh”
Mỗi năm có lệ hiến sinh
Năm nay lại tới phiên mình Lý Thông
Nhưng dâng mạng chẳng cam lòng
Lý Thôngbàn dựng mưu thâm cứu… mình
Vội bày tiệc rượu, dỗ dành
“ Xin em trực miếu thay anh đêm này