- Những bước về Linh
- Những bước về Linh - Phần 2
Những bước về Linh - Phần 2
Những bước về Linh - Phần 2
Những bước Về Linh - Phần 2
Mai về, ta lại uống say ”
Thạch Sanhdạ thẳng lòng ngay, vâng lời
Nào ngờ, vừa bước tới nơi
Đã gặp tức thời một trận cuồng phong
Trăn tinh hiện tướng như Rồng
Đôi mắt như cục than hồng long lanh
Xông vào định nuốt Thạch Sanh
Quả là cơ hội hùng anh trổ tài
Quần nhau (65) suốt một đêm dài
Từ sao Hôm đến sao Mai mới dừng
Với hồi kết cục lẫy lừng
Xác trăn tinh giữa một vùng máu loang
Và, Thạch Sanh dáng hiên ngang
Chặt đầu trăn, vác “ vinh quang ” về nhà
Thôngnghe tiếng gọi, ngỡ là
Hồn oan của Thạch về mà kêu … oan
Vội vàng rối rít kể, than:
Rằng : “ Em chớ giận … muôn vàn … xin tha!
Chẳng qua anh vướng mẹ già
Nên đành mượn mạng em mà tồn sanh …”
Nghe Lý Thông kể ngọn ngành
Thạch Sanh mới hiểu ông anh hại mình
Tuy nhiên, bản tính trời sinh
Bao dung, độ lượng, quê mình vị tha
Sanh bèn an ủi cả nhà
Rồi thuật lại trận hàng ma vừa rồi
Lý Thôngdạ thú mặt người
Lại mồm năm, lại miệng mười trá điêu (66)
Rằng : “ Nguy hiểm biết bao nhiêu.
Trăn tinh là vật vua yêu nhất đời
Thôi, thì mau trốn đi thôi
Vua mà biết được thì tôi mất đầu ”
Thạch Sanh chơn chất biết đâu
Bèn từ giã bạn trốn mau lên rừng
Và anh chàng rượu Lý Thông
Vác đầu trăn chạy đùng đùng về kinh
Gặp Vua kể lể công mình
Rằng tài thế nọ, rằng tình thế kia
Thôi thì miệng cứ tía lia
Trò đời vậy : làm dở thì nói hay !
Vua nghe dệt gió thêu mây
Cũng hớn hở tốt tươi thay mặt Rồng
Bèn đem chức lớn mà phong
Một danh Đề Đốc oai phong đẩy đà
Bấy giờ công chúa ngọc ngà
Một hôm ra dạo vườn hoa một mình
Bỗng đâu có lão yêu tinh
Bay ngang, bắt gặp “ cái xinh trên đời ”
Bèn sà xuống cắp lấy người
Và bay đi tận xa vời man thiên
Mất cô công chúa thiên kim
Nhà vua ra lệnh kiếm tìm khắp nơi
Lệnh truyền ai kiếm được người
Thì ngôi phò mã mười mươi sẵn dành
Lại nói về chàng Thạch Sanh
Từ lâu về chốn rừng xanh ẩn mình
Sợ Vua bắt tội bắt tình
Một hôm ngẩng ngó trời xanh bạt ngàn
Chợt thấy một con đại bàng
Quắp (68) một cô gái bay ngang qua rừng
Thạch Sanhvội vã giương cung
Mũi tên trúng cánh chim lưng chừng trời
Và từng giọt máu rơi… rơi…
Thạch Sanhmột dạ cứu người, bám theo
Dấu máu, qua lũng qua đèo
Dẫn đến hang nọ cheo leo thượng ngàn.
Thạch Sanhđánh dấu miệng hang
Đoạn tiếp tục sống lang thang trong rừng
Về phần quan lớn Lý Thông
Sau khi công chúa thất tung, (69) vua bèn
Lệnh cho y gắng công tìm
Ví mà kiếm được, vua bèn thưởng cho
Cái ngôi phò mã thơm tho
Và mai sau, cả ngôi vua ngọt ngào
Lý Thônghứng chí xiết bao
Bèn bày mưu mở ra bao hội hè
Có trăm họ đến xem, nghe
Để quan do thám tiện bề phong thanh
Thế rồi, ngày nọ, Thạch Sanh
Nghe vua mở hội yến oanh tưng bừng
Bèn tìm đến gặp Lý Thông
Thiệt thà kể hết tích tông đại bàng
Lý Thôngmừng rỡ, bảo chàng
Dẫn y tìm đến cửa hang … cứu người
Cửa hang đã cao ngất trời
Miệng hang còn thẳm mù khơi … mịt mù…
Lý đường mật (70) Thạch : “ Bây giờ
Em hãy xuống trước để dò nông sâu
Còn anh, anh sẽ theo sau.”
Đoạn cho lính thả dây vào miệng hang
Thạch Sanhvâng lệnh, mở đàng
Lần dây xuống mãi, cả ngàn thước sâu
Tới nơi mò mẫm hoài lâu
Gặp công chúa, đang ngồi đau phận mình.
Hỏi thăm lão đại bàng tinh
Nàng rằng bị trúng tên linh chưa lành
( Cũng may bị mũi tên hành
Nên nàng mới giữ được mình trắng trong)
Khúc nội tình (71) tự vừa xong
Thạch Sanh bèn gọi Lý Thông để rồi
Sợi dây buộc sẵn thúng ngồi
Đưa công chúa thoát khỏi nơi giam cầm
Nết đâu bất nghĩa bất nhân
Đã đang tay lại nhẫn tâm dường này
Kéo dây chưa được một giây
Lý Thông đã rút phăng dây cho đành
Để “mình ên” chú Thạch Sanh
Dưới hang sâu - đối diện tinh đại bàng
Lại để “vẹn nghĩa bạn vàng”
Còn sai khiêng đá bít hang tức thời
Đoạn, kèn trống cử vang trời
Gã đưa công chúa vãng hồi về kinh
Gặp vua, dệt ngược sự tình
Báo công xạo để mưu dành lợi to
Nói về công chúa, bấy giờ
Gặp bao hung hiểm, mưu mô, lọc lường
Trong cơn sợ hãi đau thương
Tâm thần chấn động, khiến nường (72) hóa câm
Thế là mặc sức Lý Thông
Tô rồng vẽ phượng với ông vua lành
Trở về với chuyện Thạch Sanh
Dưới hang sâu tất đụng tinh đại bàng
Lão tinh ỷ mạnh, nghênh ngang
Há họng phun lửa những toan đốt người
Thạch Sanhlão luyện phép trời
( Ba mươi sáu phép tuyệt vời thần thông )
Hổ long một trận thư hùng
Cuối cùng, thiên lý chẳng chung gian tà
Đại bàng tinh hóa ra ma
Ba nhát búa chặt thành ba khúc rời
Giết được tinh đại bàng rồi
Ông còn cứu được một người bị giam
Chính là Thái Tử Long Vương
Bèn đưa về tận quê hương Thủy Tề
Long Vươngcảm kích trăm bề
Bèn xin tặng cả kho kia ngọc vàng
Nhưng sanh chẳng hứng chẳng màng
Chỉ xin nhận một cây đàn khảy chơi
Xong xuôi, trở lại cõi người
Cây đa bến cũ đẹp lời quê hương
Bấy giờ, hai kẻ bất lương
Trăn tinh với lão đại bàng một khi,
Bị Thạch Sanh cướp mạng đi
Thì hồn chúng mất nơi về náu nương
Lang thang xó chợ đầu đường
Một hôm ngẫm nghĩ tìm phương trả thù
Bèn vào trộm của kho vua
Rồi dùng của ấy phao vu (73) cho chàng
Khiến Thạch Sanh mắc hàm oan
Bị quan ngu muội bắt giam gia hình (74)
Thạch Sanh đau đớn phận mình
Bèn nâng đàn gảy khúc tình oan khiên
Khúc đàn như khúc trích tiên
Bâng khuâng nhớ giãi thanh tuyền bồng lai
Khúc đâu như khúc trúc mai
Vắng cô công chúa lấy ai bạn cùng
Một đời được mấy anh hùng
Bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi
Tưởng rằng đàn để mua vui
Ai hay đàn ấy ai đời đàn tiên
Tiếng trầm tiếng bỗng liên miên
Lại thành ngôn ngữ nói lên vạn lời
Nghe tiếng đàn vọng bên trời
Hốt nhiên công chúa bật lời nói lên
“Xin vua cha hãy cho tìm
Người vừa gảy khúc đàn tiên vào chầu “”
Gặp vua, Thạch kể đuôi đầu
Mới hay có kẻ công hầu Lý Thông
Chỉ là một đứa lường công
Một đứa “sáo đội lốt công”, vô nghì
Và tên tù mọt gông kia
Lại là một bậc nam nhi anh hùng
Vẹn tròn hai chữ hiếu trung
Vua nghe vỡ lẽ, thẹn thùng, xót thương
Bèn đem công chúa thiên hương
Gả cho“ hào kiệt phi thường ” Thạch Sanh
Lại đem đạo lý gian manh
Giao cho phò mã mặc tình giết, tha
Thạch Sanh,với lượng hải hà
Bèn đem đạo lý thiết tha giải bày
Rồi truyền lệnh xuống tha ngay
( Mở vòng đơn : ác tội này , người tha
Nhưng “trời” lại chẳng bỏ qua
Nên trên đường trở về nhà, Lý Thông
Lại đụng phải một cơn giông
Rồi sét đánh trúng, chết không kịp … buồn ! )
Chuyện xưa ghi rõ tích tuồng
Thạch Sanh, sau rốt, được luôn ngai vàng
Có điều chẳng để vênh vang
Chỉ là phương tiện cho chàng giúp dân
Dựng xây một nước Vạn Xuân
Tự do hạnh phúc mười phân vẹn mười
Thạch Sanh: Sự tích “ đạo trời”
Thạch Sanhsự tích “ lòng người Việt Nam ”
“ Cho khế ”thì được “ trả vàng”
Trồng cây được quả, gieo an được lành
Tiếng đàn kỳ diệu Thạch Sanh
Từ ngàn xưa đã xây thành Thăng Long
Để cho đẹp cõi Tiên Rồng
Cõi Tâm Linh, cõi sắc không tuyệt vời
Ý xuân ai gọi vào đời
Bước ta những bước mặt trời đi lên
Quê ta, quê mẹ ru hời
Điệu ru muôn thuở, tao nôi ngọt ngào
Nhịp con tim đập rạt rào
Bước ta, những bước đi vào Phương Nam
Cùng mẹ Liễu Hạnh đoan trang
Ta đi những bước xênh xang ngọc hài
Đi từ NamĐịnh ( Phủ Giầy )
Đền Sòng ( Thanh Hóa ) tới đây thượng nguồn
Của dòng thơ mộng sông Hương
Nơi điện Hòn Chén trầm hương ngọc ngà
Vào Nha Trang gặp Nư Gar
Lên Tây Ninh gặp điện Bà Đen thiêng
( Linh Sơn Thánh Mẫu ).Rồi lên
Núi Sam Châu Đốcmẹ hiền Phương Nam
Gọi Bà Chúa Xứ núi Sam
Bao nhiêu tao ngộ trên đàng hóa thân
Bấy nhiêu tâm thức cộng đồng
Của dân Lạc Việt thờ chung mẹ Hiền
Xinh thay tâm thức Rồng Tiên
Thần Tiên Thánh Phật đẹp miền tâm linh
Cho ta vẹn bước đăng trình.
Viết xong ngày 18 tháng 8 năm 2008
Huỳnh Uy Dũng
Chú thích:
1. Trấn biên cương: giữ yên bờ cõi
2. Đề huề: đông đủ và vui vẻ hòa thuận.
3. Tứ bất tử: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Thánh Giống và Thánh Mẫu Liễu Hạnh .
4. Cõi phàm: nơi trần gian, thế giới mà con người đang sống.
5. Giá vũ đằng vân: (nhân vật trong chuyện thần thoại) cưỡi mây cưỡi mưa mà đi trên không.
6. Phổ độ quần sanh: cứu khắp mọi người, mọi loài, theo quan niệm Phật giáo.
- Tam tòa: ba ngôi vị
- Sơn lâm: chốn núi rừng.
- Búng báng: một loại cây mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới, cùng họ với dừa, mặt dưới lá hơi trắng, thân cho một thứ boat ăn được.
10.Kinh bang tế thế: trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
11.Thượng ngàn: chốn núi rừng.
12. Phong điều vũ thuận: gió thuận mưa hòa.
- Thung huyên: cũng chính là xuân huyên, có nghĩa là cha mẹ( ví với cây xuân và cỏ huyên, hai loài cây cỏ sống lâu.)
- Nam ty nữ tôn : trọng nam khinh nữ.
- Thiên hương quốc sắc: chỉ vẻ đẹp sắc nước hương trời.
- Nhũ danh: tên lúc mới đẻ; phân biệt với tên chính thức trong khai sinh.
- Ngư tiều canh mục: đánh cá , đốn củi , chăn nuôi , cấy trồng
- Đàn tràng: đàn dựng lên để làm lễ Phật, đặc biệt để làm lễ giải oan theo đạo Phật.
- Chỉn chu: chu đáo cẩn thận không chê trách gì được.
- Cù lao: sự vất vả khó nhọc( thường nói về công nuôi dưỡng của cha mẹ)
- Tiêu diêu: đi chơi đây đó với tâm hồn thảnh thơi, không vương vấn chuyện đời.
- Phật Mẫu Man Nương: truyền thuyết kể rằng Phật Mẫu Man Nương là người con gái rất sùng đạo , năm 12 tuổi đến theo học đạo ở chùa Linh Quang , Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh. Tại chùa có thiền sư Khâu Đà La là một vị cao tăng đầu tiên sang Việt Nam truyền đạo tại đây. Một hôm Man Nương ngủ ở thềm, Khâu Đà La bước qua người, sau đó bà thụ thai. Cha mẹ Man Nương trách cứ thì Khâu Đà La dặn rằng đó là con Phật, không phải lo phiền. 14 tháng sau, Man Nương sinh hạ một người con vào ngày 8 tháng 4, đem đến chùa trả lại cho thiền sư, ông gõ gậy tích trượng vào cây Dung thụ ở cạnh chùa, cây Dung tách ra,thiền sư để đứa bé vào trong, cây khép lại. Khâu Đà La trao cho Man Nương cây gậy và dặn khi nào hạn hán thì đem gay cắm xuống đất để cứu nhân dân. Khi vùng Dâu bị hạn hán ba năm liền , nhớ đến lời dặn của ông , Man Nương đã đem cây gậy thần cắm xuống đất. Ngay lập tức nước phun lên, cây cối, ruộng đồng lại tươi tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán. Tiếp đó có trận mưa to, cây Dung thụ bị gió bão quật đổ xuống sông Thiên Đức- sông Dâu rồi trôi về Luy Lâu. Khi đó thái thú Sĩ Nhiếp cho quân lính vớt lên để làm nóc Kính Thiên , nhưng không ai lay chuyển nổi. Man Nương đi qua liền xuống sông , buộc dải yếm vào thì kéo cây lên dễ dàng. Sĩ Nhiếp thấy thế kinh sợ, tuyển 10 người họ Đào tạc tượng tứ pháp là Pháp Vân – Pháp Vũ –Pháp Lôi – Pháp Điện tượng trưng cho Mây- Mưa- Sấm- Chớp để thờ. Khi tạc tượng gặp trong thân cây có một khối đá bèn vứt xuống sông. Đến đêm thấy lòng sông rực sáng, Sĩ Nhiếp cho người vớt nhưng không tài nào vớt được. Man Nương bèn đi thuyền ra giữa sông thì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng. Khối đá ấy gọi là Thạch Quang Phật ( Phật đá tỏa sáng ). Bốn pho tượng tứ pháp được thờ ở bốn chùa Dâu Đậu, Tướng, Dàn ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Làng Mãn Xá lập chùa Phúc Nghiêm thờ Man Nương, gọi là Phật Mẫu, nên gọi chùa này là chùa Tổ. Hàng năm vào ngày hội chùa Dâu thì ba làng Đậu , Tướng , Dàn rước tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện về chùa Dâu gặp Pháp Vân rồi bốn chị em về chùa tổ thăm mẹ. Thời Pháp, chùa Đậu bị phá nên tượng pháp vũ để ở chùa Dâu. Thạch Quang Phật cũng được thờ tại đây.
- Tích trượng: gậy thiếc. Cây gậy có tra những vòng bằng thiếc hoặc bằng đồng, mà nhà sư cầm theo khi đi khất thực hoặc du hành.
- Cửu hạn: hạn hán lâu ngày
- Sĩ công: Sĩ Nhiếp
- Cây dung: cây đa
- Vân, vũ , lôi, điện: mây, mưa , sấm , sét.
- Già lam: tên gọi tắt của Tăng già lam ma, dịch là Chúng viên, vườn sân nơi tăng chúng ở, từ gọi chung chỉ chùa chiền.
- Chùa Dâu , chùa Đậu , Tướng , Dàn: chùa Dâu , chùa Đậu , chùa Tướng , chùa Dàn.
- Huyền linh: huyền diệu và linh thiêng.
- Một trương bi hùng: một trang bi hùng
- Lưu truyền: truyền rộng ra trong nhiều người, hoặc truyền lại cho đời sau.
- Bình Chiêm; bình loạn quân Chiêm Thành, không còn chiến tranh, không còn loạn lạc.
- Đồng Cổ: tên một địa danh.
- Tưởng niệm công âm phù: tưởng nhớ công ơn âm thầm phù trợ.
- Hộ quốc trì dân: bảo vệ đất nước và che chở nhân dân.
- Đại hồng chung: chuông
- Thái vận trùng hưng: vận lành hưng thịnh trở lại.
- Võ công văn nghiệp: võ nghệ và văn chương.
- Rắp ranh: định sẵn, sắp sẵn, mưu mô làm việc gì.
- Châu trần: hai họ Châu , Trần nhiều đời kết thông gia với nhau.
- Nghĩa đá vàng: nghĩa vợ tình chồng son sắt bên nhau.
- Mãn nhãn: đầy mắt, đâu đâu cũng thấy, hiện cả trước mắt.
- Giai nhân: người đàn bà đẹp.
- Thiên hương quốc sắc: vẻ đẹp sắ nước hương trời.
- Nhân hoàn: cõi nhân gian
- Động lòng bốn phương: ý nói; thay lòng đổi dạ , đa tình.
- Trầm oan: chết oan ( chết do nạn nước )
- Trối trăng: trối lại ( nói khái quát )
- Hoàng Nhân: tên riêng.
- Hoa tiên: giấy tốt có in hoa lá, thường dùng cho các nhà nho viết thư hoặc đề thư.
- Bàng hoàng: Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định.
- Đạo thường gia phong: lẽ thường về nề nếp gia phong của một gia đình phong kiến. Nếp nhà.
- Chợ Hà Thám: tên một cái chợ thời Hùng Vương
- Thiền sơn tăng: vị Tăng tu thiền trên núi.
- Sắc không:lý có không trong giáo lý nhà Phật.
- Tít mù: ( Ở cách xa ) đến mức như mắt không còn nhìn thấy được nữa.
- Nói lông bông: nói không có chủ đích rõ ràng, nói không nghiêm túc , không đâu vào đâu.
- Tày: có thể so sánh với
- Sàm tin: tin theo lời gièm pha nói xấu người khác.
- Rồng : nhà vua.
- Cô liêu: lẻ loi và hoang vắng.
- Hồng hoang: thuộc về một thời xa xưa , khi trời đất còn hỗn mang.
- Thập bát ban: mười tám môn võ.
- Quần nhau: đánh , ôm lấy nhau và dùng sức cố làm cho đối phương ngã xuống.
- Trá điêu: điêu ngoa và xảo trá.
- Man nhiên: không hạn độ , thấu trời.
- Quắp: co, gập cong vào phía trong, gập vào để ôm, giữ cho chặt.
- Thất tung: mất hết tung tích, không còn tin tức hoặc dấu vết.
- Đường mật: ( lời nói ) ngọt ngào dễ nghe, nhưng nhằm dụ dỗ lừa phỉnh.
- Khúc nội tình: ngững uẩn khúc ở trong lòng
- Nường : nàng, cô nương
- Phao vu: nói không đúng sự thật, bịa đặt chuyện xấu vu cho người nào đó.
- Gia hình: bắt phải chịu hình phạt.