- Trường ca Thăng Long
- Trường ca Thăng Long - Quyển 1 - Phần 2
Trường ca Thăng Long - Quyển 1 - Phần 2
Trường ca Thăng Long - Quyển 1 - Phần 2
Nói lên cái Thăng Long hùng vĩ
Chiếc nôi chân thiện mỹ bao đời
Kết tinh nên những con người
Gánh trên vai cả mặt trời mặt trăng
*Hạo nhiên: chí khí ngay thẳng, khảng khái.
*Đan tâm nhất phiến: nhất:Thứ nhứt, một, mỗi một, đứng đầu, hơn hết, thống nhứt, tổng quát. Phiến: tấm, mảnh. Đan: Đơn: màu đỏ.
Nhất phiến đan tâm là một tấm lòng son.
Ý nói: tấm lòng thành thật tốt đẹp như son, son sắt một lòng dù trong nước sôi hay lửa đỏ.
Ai còn nhớ hay chăng ngày ấy
Ngày Thăng Long bùng dậy niềm vui
Quê hương tan bóng giặc rồi
Và em lại nở nụ cười bên anh (620)
Cuộc kháng chiến mà oanh liệt thế
Mười năm trường máu lệ hy sinh
Nguy nga những bước chân mình
Trường kì kháng chiến quân Minh bạo tàn
Cuộc chiến thắng huy hoàng chính đạo
Kết thúc bằng Đại Cáo Bình Ngô
Một trang tuyệt bút ngàn thu
Nói lên tất cả tâm tư Lạc Hồng
Là ý chí hợp đồng dân tộc
Là tinh thần bất khuất trung trinh (630)
Là niềm vàng đá hy sinh
Là nghĩa độc lập, là tình tự do
Ý Đại Cáo Bình Ngô là thế
Rạng ngời ngời trí tuệ Thăng Long
Mở thêm một trang sử hồng
Mười năm kháng chiến thành công tuyệt vời
Tiếp đó cả một thời vinh hiển
Với vô vàn thể hiện tâm linh
Nào thơ, nào phú, nào kinh
Luật Hồng Đức dựng công trình kỷ cương (640)
Khéo chỉnh đốn cương thường quốc độ
Cho nhân sinh được tựa nương đời
Vua ra vua, tôi ra tôi
Nhân nghĩa lễ trí tín ngời luật ghi
Nhớ lời nói của vì thiên tử
Lê Thánh Tôn từ thuở đương thời
Rằng: luật dành cho mọi người
Ấy là riềng mối của đời nhân sinh
Chẳng ai được xem khinh phép nước
Kể cả người cao tột là vua (650)
Ôi! Lời của bậc “ra vua”
Thượng tôn pháp luật căn cơ Lạc Hồng
Vốn thấu triệt nghĩa dân vi quý
Xã tắc kia gia dĩ thứ chi
Còn quân thực chẳng đáng chi
“Quân vi khinh” lời xưa ghi rõ ràng
Nhưng chẳng mỗi lời vàng tiếng ngọc
Mà còn “ngôn thành hợp nhất kia
Ví như đô đốc họ Lê
Tướng quân Lê Thiệt vốn kề cận vua (660)
Lại dung túng để cho quý tử
Giữa phố phường rong ngựa phóng chơi
Làm cho môn hạ đánh người
Vua bèn xử tội cho thôi chức liền
Do vương pháp giữ nghiêm như thế
Nên triều cang thịnh trị lẽ thường
Lý, Trần, Lê đẹp thiên lương
Riêng Lê có bậc đế vương siêu phàm
Đã mở nước vẻ vang bờ cõi
Lại xây nền chói lọi văn minh (670)
Võ công văn nghiệp song hành
Quốc sử viện chép sử xanh Lạc Hồng
Hàn lâm việnlẫy lừng văn hiến
Hội tao đànuyển chuyển thi ca
Quốc Âm bừng nở tinh ba
Đế vương thi sĩ thêu hoa gấm đời
Đại Việt Sử Kýngời gương nước
Ngô Sĩ Liên tài vượt cổ kim
Quốc Âm Thi Tậpkhông tiền
Lời lời châu ngọc chở chuyên quốc hồn (680)
Và hành động vô cùng vĩ đại
Của vua Lê thời ấy chính là
Chuộc điều lầm lỗi đời cha
Đã giết oan cả một nhà Ức Trai (Nguyễn Trãi)
Là bậc đại hùng tài đất nước
Bậc công thần siêu việt cổ kim
Cho hồn Nguyễn Trãi oan khiên
Từ sâu họa có khôn thiêng ngậm cười
Quốc Âm Thi Tậpngời châu ngọc
Đẹp từng lời gấm vóc giang sơn (690)
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ
Làm nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt
Giải oan chi mượn một đàng tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng
Trái tim nhân dũng vẹn toàn
Tiết rung động trước nhân gian đoạn trường (700)
Lại thường giữ đạo trường xử thế
“Cung, khoan, tôn, mẫu, huệ” trao dồi
“Trội cành nam chiếm một chồi
Tin xuân mãi mãi điểm cây mai
Tinh thần sáng thuở trăng tĩnh
Cốt cách đông khi gió thôi
Tiết cứng trượng phu, thông ấy bạn
Nếp trong quân tử trúc là đôi
Nhà truyền thanh bạch dăng từng khối
Phỉ xứng danh thơm động nhất khôi”* (710)
Bài thơ “Mai Thụ” tuyệt vời
Nói lên cốt cách của người trượng phu
*Bài thơ “Mai Thụ”của Lê Thánh Tôn
Giữ tiết cứng ý như tùng bách
Lại nết trong nết sạch ý như
Trúc kia tiết trực tâm hư
Ôi! Bài thơ đẹp tâm tư Lạc Hồng
Thơ thất ngôn mà dùng sáu chữ
Sáu chữ mà như đủ thất ngôn
Tạo nên phong cách Việt Thường
Cái tròn nọ để cái vuông thêm tròn (720)
Những bài thơ Việt Nôm từ tốn
Đến điệu vần-đẹp biếc xanh non
Còn trời còn nước còn non
Thơ Nôm nước Việt ta còn thấu chăng?
Cái sự nghiệp tao đàn nguyên soái
Nó huy hoàng vĩ đại vô song
Ngoảnh xem nam bắc tây đông
Có vua nào lập kỳ công cho bằng
Vì cái lẽ nên chăng nguyên soái
Ấy là đương sự phải là… thơ (730)
Một thiên tài, một đương cơ
Một người hội đủ hồn thơ trong lòng
Lại hội đủ cái tâm trí tuệ
Để tỏ tường đạo lý càn khôn
Tỏ tường cái thiệt cái hơn
Cái hay cái dở vở tuồng nhân sinh
Biết thế để càng xinh tấc dạ
Kính yêu vì vương giả thiên nhân
Đã từng để lại hồng ân
Cho con cháu hưởng những vần thơ hay (740)
Thơ Hồng Đức tỏa đầy hạo khí
Của trái tim thâm ý dũng thành
Góp phần hưng quốc đẹp xanh
Góp phần vệ quốc an lành thiên thu
Luật Hồng Đức thêm thơ Hồng Đức
Như phụng hoàng hoạt dực trong mây
Vẫy vùng Nam Bắc Đông Tây
Tỏa anh khí hạo nhiên đầy non sông
Luật ấy với thơ đây trường tại
Mười ba chương với bảy trăm điều (750)
Y như một chiếc võng điều
Đưa người đến cõi phong nhiêu no đầy
Giúp cho nước nở mày nở mặt
Dựng tượng đồng vách sắt biên cương
Giữ an phép nước đạo thường
Thuần phong mỹ tụcmối giường Rồng Tiên
Ra sức bảo vệ quyền phục nữ
Cho chị em được nở mặt mày
Lẽ rằng dương đó âm đây
Cùng chung một cội, là rằng trọng khinh (760)
*Thuần phong mỹ tục : Thuần:Tinh rặt một thứ, không lẫn chất khác, thành thật, tốt đẹp. Phong: lề thói. Mỹ: đẹp. Tục: thói quen.
Thuần phong mỹ tục là phong tục tốt đẹp và lành mạnh.
Huống nữa còn mẫu tình vô thượng
Lòng mẹ kia vô lượng triều xanh
Ỷ Lan Phật mẫu quê mình
“Tòng địa dõng xuất” trong kinh Việt Thường
Ngoài chính sách xiển dươngtam giáo
Với tinh thần sáng tạo chung dân
Còn bao chính sách duy tân
Khuyến công thương, chấn hưng nông vẹn toàn
Hình luật sẵn nghiêm khoan tương hỗ
Giúp cho đời đẹp chữ trung dung (770)
Lại chống tham nhũng tận cùng
Cho đời đẹp nghĩa chí công chí bình
Nhờ chính sách quang minh như thế
Nên phát huy bá nghệ đa năng
Ví như “bà chúa nghề tằm”
Lời xưa truyền thuyết lại rằng! Ngày xưa
Có vị quan triều Lê hưu trí
Nằm mơ đang du hí thiên đình
Ngọc hoàng thượng đế thương tình
Bèn cho công chúa con mình Từ Hoa (780)
*Xiển dương : Xiển:Mở rộng và làm sáng tỏ ra. Dương: đưa lên cao.
Xiển dương là làm sáng tỏ và phát triển rộng ra.
Thế giáng làm con nhà quan nọ
Tỉnh mộng rồi bèn có thật ngay
Vợ nhà thoắt bỗng mang thai
Sinh một gái đặt tên rày Quỳnh Hoa
Lớn lên lấy chồng là tri phủ
Rồi vinh thăng ngự sử đô đài
Sau khi thần thất lộc rồi
Lại về nhà bố mẹ nơi Nghi Tàm
Và vốn trước đảm đang khung cửi
Giỏi nuôi tằm lại giỏi trồng dâu (790)
Bấy giờ quá bụa canh thâu
Bèn chăm việc cũ, giải đau tang chồng
Lại sẵn một tấm lòng nhân ái
Bèn đem nghề truyền lại bà con
Khiến người đầu ngõ cuối thôn
Thảy đều thao việc dâu vườn tằm nong
Khi bà thác nhớ công ơn nọ
Bèn tôn bà làm “Tổ Tằm Tơ”
Từ bao xưa đến bao giờ
Sáu mươi làng xã vẫn thờ Quỳnh Hoa (800)
Bên cạnh “Tổ Tằm” là “Tổ Dệt”
Xưa có cô gái tuyệt trần đời
Đã xinh nhan sắc nụ cười
Lại giỏi nghề dệt ai người vượt qua
Nàng ấy tên Thị La họ Nguyễn
Lấy chồng người ở huyện Hồng Châu
Giỏi nghề nên chẳng bao lâu
Đã dựng phường dệt ở đầu Hồ Tây
Sau vì chồng chẳng may tử trận
Nàng La bèn tự vẫn theo chồng (810)
Vua Lê thương bậc thư hùng
Bèn cho lập miếu Nhược Công xã nhà
Phong làm công chúa Thụ La
Ấy bà chúa dệt quê ta kinh kỳ
Triều Hồng Đức tử vi trác tuyệt
Võ công cùng văn nghiệp thăng hoa
Bên ngành tằm dệt nguy nga
Còn trăm ngành nở trăm hoa tưng bừng
Đặc biệt nghề đúc đồng Quốc Động
Ông tổ nghề là Khổng Minh Không (820)
Nay thờ ở phố Châu Long
Thuộc quận Hoàn Kiếm lẫy lừng một phương
Khổng Minh Không họ Dương tên Lộ
Xưa làm nghề chài ở ven sông
Một hôm gặp khách lạ lùng
Cười rằng sao mãi long đong uổng đời
Ngươi kiếp trước vốn nơi tiên cảnh
Nói xong liền đỏng đảnh quay đi
Dương nghe tỉnh ngộ tức thì
Bèn tìm cửa đạo quy y Phật thầy (830)
Đời Hồng Đức, Dương nay tự tại
Phép thần thông quảng đại vô song
Đã từng bay ở trên không
Đi trên mặt nước thong dong biển trời
Ngoài những phép biển người, hóa vật
Rải đậu thành binh thật dị thường
Khổng còn giỏi thuật đúc chuông
Có lần, qua tận Bắc phương năm nào
Quyên gom được đồng thau triệu tạ
Đoạn gỡ ngay nón lá đội đầu (840)
Thổi làm thuyền giữa biển sâu
Rồi lên nón chở đồng thau theo mình
Mà làm cuộc hải trình vĩ đại
Dùng gậy làm chèo đẩy thuyền bay
Vượt qua ngàn dặm thoáng giây
Đỗ bờ Nam, đúc đồng nay thành đồ
Là Tứ Bảobây giờ còn giữ
Nơi bốn ngôi chùa cổ Thăng Long
Truyền thuyết gọi Khổng Minh Không ấy
Là hợp hai tên vậy, một là (850)
Dương Không Lộ, lại là hai
Nguyễn Minh Không- cũng chẳng qua một người
*Tứ Bảochỉ Tứ khí: là bốn vật lớn bằng kim khí, đúng hơn là bốn vật quý bằng đồng, được đúc công phu, trọng lượng tương đối lớn, được chế tác vào thời Lý Trần. Các sản phẩm nầy thể hiện trình độ đúc đồng của những người thợ đúc thủ công tài giỏi thời đại đó.
Tứ đại khí gồm có:
- Pho tượng chùa Quỳnh Lâm,
- Tháp Báo Thiên,
- Chuông Quy Điền
- Đỉnh Phổ Minh.
Như đã nói vào thời thịnh trị
Thì bá công bá nghệ thăng hoa
Như triều Hồng Đức quê ta
Đã khai trương biết bao là nghệ môn
Để vinh danh quốc hồn Đại Việt
Đẹp vĩnh hằng cái đẹp Văn Lang
Trên đây ghi lại đôi hàng
Gọi là để nhớ Tràng An một thời (860)
Người xưa nói: “lòng người quyết định”
Khi lòng người minh chính trang nghiêm
Thì: “Tu, Tề, Trị, Bình”, nên
Một người nên, ảnh hưởng nên bao người
Vì người ấy là “Tôi” trong nước
Ắt là con quyến thuộc đặng nhờ
Huồng chi người ấy là “Vua”
Thì Long Ân ắt vỡ, trào mà tuôn…
Thì như thể Thánh Tông vĩ đại
Những gì Ngàiđể lại mai sau (870)
Thật là muôn ngọc nghìn trau
Muôn sao nghìn trượng, muôn nẻo nghìn trùng
Những tác phẩm vô cùng trau chuốt
“Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”
“Văn minh cổ xúy” đạo hằng
“Cổ tâm bách vịnh” sáng trăng bao đời
Những tác phẩm tuyệt vời phong phú
Phản ảnh vừa Uy Vũvô song
Lại vừa cả mối Từ Tâm
Tuyệt vời Bi, Trí, Dũngtrong một người (880)
Người như thế thay trời mới xứng
Làm vua thì mới đúng là vua
Nam Bang vững mạnh cõi bờ
Nam thiên phất phới ngọn cờ Thăng Long
Những dấu ấn Thánh Tông thời ấy
Còn in trong những giấy tờ xưa
Biết bao chiếu chỉ nhà vua
Khuyến nông lập ấp … giúp bờ cõi xanh
Một trái tim nhiệt thành độc lập
Một tinh thần bất khuất tự cường (890)
Một hùng tâm của Việt Thường
Hai mươi tuổi bậc Đế Vương Lạc Hồng
Đã từng trách cựu thần hai vị
Nhân Thọ và Ngô Sĩ Liên, rằng:
“Các ngươi chớ tấu lời xằng
Nước ta há phải, phiên bang nước nào”
Lời quở trách xiết bao lẫm liệt*
Phản ảnh tâm Lạc Việt hùng hào
Sống mà đầu ngẩn lên cao
Đội trời đạp đất chẳng bao giờ hèn (900)
*Lẫm liệt: có dáng hiên ngang, vẻ oai nghiêm đáng kính phục.
Lời vua quở toát lên chính khí
“Ta mới lên quản trị nước nhà
Các ngươi lại dám bảo là…
Rõ là lạc bước nẻo tà vong nô…”
Một lời của vị vua trẻ tuổi
Nói lên tròn thịnh hội non sông
Xét trong lịch sử Lạc Hồng
Bốn mươi năm của Thánh Tông chính là
Một trong những hùng ca đẹp nhất
Làm vẻ vang trời đất Văn Lang (910)
Nguy nga Ngựa đá Âu vàng
Nước Nam là của vua Nam trị vì
Sao quên được hùng thi thánh chúa
Bài thơ Nôm như lúa đơm bông
“Lòng vì thiên hạ những sơ âu*
Thay việc trời, dám trễ đâu?
Trống dời canh, còn đọc sách
Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu…”
Thế là rõ nghĩa trước sau
Trước là trước việc nước, nào quản công (920)
*Trích trong bài thơ :Tự Thuật” của Lê Thái Tông
Sau là sau cái ăn cái ngủ
Cái linh tinh hưởng thụ sang giàu
Một gương minh triết rạng làu
Một gương trí dũng ngàn sau rạng ngời
Đạo làm vua tuyệt vời như thế
Hãy nghe thơ vua kể sự tình: (“Đạo Làm Vua” của LêThái Tông)
“Đạo lớn đế vương nghĩ đã tinh
Thương yêu dân chúng kính trời xanh
Tìm tòi kế sách xây đời thịnh
Bỏ hẳn chơi bời giữ nếp thanh (930)
Cân nhắc anh tài phô mỹ đức
Chăm lo võ bị trọng quyền binh
Điều hòa muôn việc theo mùa tiết
Khắp chốn hân hoan đẹp thái bình”
Bài thơ chan chứa nghĩa tình
“Đế vương hữu trách” rõ xinh cương thường*
Vương phải xứng là vương mới “chính”
Thương yêu dân chúng kính trời xanh
Bỏ chơi bời giữ nếp thanh
Thanh tâm thiểu dục xứng danh “con trời”(940)
*Cang thường (Cương thường):Cang:cái giềng của tấm lưới, ý nói Tam cang (hay Tam cương). Thường:hằng có, ý nói Ngũ thường. Cang thường là nói tắt của Tam cang và Ngũ thường.
Tam cang và Ngũ thường là phần căn bản trong Nhơn đạo của người đàn ông.
Tam cang hay Tam cương dịch là Ba giềng hay Ba mối. Tam cang gồm: Quân thần cang, Phụ tử cang, Phu thê cang.
Ngũ thường được dịch là Năm hằng. Ngũ thường gồm: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Tìm kế sách xây đời hưng thịnh
Chăm lo võ bị trọng quyền binh
Nơi nơi vui vẻ thái bình
Cũng nhờ vua giữ phận mình “ra vua”
Chỉ mỗi một bài thơ bảy chữ
Tám câu hòa hội đủ cương thường
Tam cương: chánh khí đường đường
Ngũ thường: đạo lý miên trường xưa nay
Tìm tòi kế sách xây đời thịnh
Bao công trình tuyệt đỉnh Thăng Long(950)
Từ văn nghiệp, từ võ công
Thảy đều từ một tấm lòng đế vương
Hết thảy từ tâm hồn trác tuyệt*
Từ tâm hồn Lạc Việt Thăng Long
Một phen gặp hội mây rồng
Bèn vươn lên giữa bích không tung hoành
Đưa đất nước hóa thành Đại Việt
Với nguy nga “Thiên Hạ Bản Đồ”
Bạt ngàn gấm điểm hoa tô
Mười ba xứ đẹp khôi ngô Sơn Hà (960)
*Trác tuyệt:Trác:cao xa. Tuyệt:tột đỉnh.
Trác tuyệt là vượt lên khỏi mức bình thường, tức là phi thường, siêu việt, đồng nghĩa: Trác việt.
Thuở ấy nước Đại Việt ta hùng vũ
Với Thăng Long vị trí Tràng An
Là kinh đô một đại Bang
Nghìn năm văn hiến vẻ vang vương quyền
Khiến những nước láng giềng quy ngưỡng
Như trăm con chim phượng quay đầu
Về chầu minh nguyệt tỏ làu
Trời Nam Đại Việt minh châu rạng ngời
Một thế kỷ tuyệt vời thịnh trị
Mà bao vương quốc ví như sau: (970)
Chăm Pa, Lan Xang, Ai Lao
Chiang Mai, Chân Lạp*…xiết bao láng giềng
Đều quy phục một niềm triều cống
Cho Thăng Long thêm lộng trời xanh
Mà bao nhiêu ánh long lanh
Cũng từ tâm thức hùng anh một người
Cứ nghe thử những lời châu ngọc
“Vận nhất dung y, năng đảm thế gian, đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm*
Một người thực hiện đạo người
Gom muôn việc khó của đời thế gian (980)
Mà lo mà liệu chu toàn
Một tay tế thế kinh bang*lẫy lừng
*Tên riêng
*Nghĩa là: Vận một áo bào bao khắp thế gian việc khó,Chống ba thước kiếm, gồm thu thiên hạ lòng người.
*Kinh bang tế thế:Kinh:Sửa trị, hoạch định. Bang:một nước. Tế:cứu giúp. Thế:đời.
Kinh bang tế thế là trị nước cứu đời.
Người có tài kinh bang tế thế là người tài đức cao siêu, giúp nước giúp dân được yên ổn thịnh vượng, an cư lạc nghiệp.
Đạo người ở trong tâm người ấy
Ấy là lòng nhân vậy. Lòng nhân
Khiến người yêu khắp muôn dân
Tình yêu rộng khắp đường gần nẻo xa
Tình yêu ấy tỏa ra muôn dặm
Khác chi như tia nắng đầu xuân
Chiếu cùng vũ trụ xa gần
Thảy đều được hưởng lòng ân nồng nàn (990)
Những bài thơ đá vàng non bể
Những bài thơ dựng đế xây vương
Như Chùa Trấn Quốcthanh lương
Muôn sau còn vọng tiếng chuông cơ đồ
Trung lập Càn Khôn vững đế đô
Mang danh Trấn Quốcở Tây Hồ
Xuân thu thêm có mươi phần lạ
Hoa cỏ đành hay một thức phô
Hây hẩy phương trời thơm ngỡ xạ
Làu làu đèn mực rạng như tô (1000)
Kìa ai đủng đỉnh làm chi đấy
Một tiếng kình khua một chữ Mô
Thăng Long đẹp tiếng chuông chùa
Tiếng chuông trường tại trong tờ thơ Lê
Gốc đại thụ Bồ Đề muôn thuở
Che mái chùa gìn giữ non sông
Bài thơ Trấn Quốc Thăng Long
Trăm xưa còn vọng tiếng lòng quê hương
Hoài niệm của đế vương còn đó
Trong bài thơ “Thành Cổ”ngân nga (1010)
“Hoa cỏ đành xưa, gốc gốc già
Biết bao thu trải mấy hè qua
Cáo kêu eo éo ban trời tối
Quỷ khóc đìu hiu trận nguyệt tà
Công nghiệp ngày xưa hòn đá dựng
Bá vương nền cũ hạt mưa sa
Khen ai gây đặng thành đô ấy
Ấy của Tiên Vương của Quốc Gia”
Bài thơ dệt gấm thêu hoa
Bằng Tâm gánh vác Sơn Hà Đế Vương (1020)
Mỗi lời quốc sắc thiên hương
Mỗi vầng nguyệt thẹn hoa nhường lắm thay!
Ra một tấm lòng này chung thủy
Nhớ công ơn Hùng Thịkhai sơn
Làm người đứng giữa Càn Khôn
Có đâu lãng cội quên nguồntổ tiên
Hiếu Tâmấy rất nên châu ngọc
Đan Tâmnày rất mực anh hoa
Ngoài niềm nhớ nghĩa quốc gia
Càn Khôn thương bậc tài hoa triều đình (1030)
*Đan tâm:Đơn:Màu đỏ, màu son. Tâm:lòng dạ.
Đan tâm hay Đơn tâm, dịch là Lòng son, nghĩa là tấm lòng thành thật tốt đẹp không phai như màu đỏ của son.
Xem chiếu trạng Thế Vinhthì rõ
Tấm lòng “Vua” bày tỏ cùng “Tôi”
Nguy nga thay cái đạo người
Một tình yêu suốt cõi đời bao la
“Chiếu thư Thượng Đế xuống hôm qua
Gióng Khách Chương Đài kiếp tại nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh Hiền ba chén ướt hồn hoa
Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia (1040)
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm trạng nước Nam ta”
Lấy ai làm trạng nước nhà
Vuayêu Tôi đến thế là vô song
Vuađối Tôimột lòng như thế
Tấm lòng kia nhân nghĩa vẹn toàn
Lại thêm “Lễ, Trí” đôi đàng
Hỏi sao ngựa đá âu vàngkhông xinh
Sử chép trạng Thế Vinhngày ấy
Quả là kì nhân vậy nước Nam (1050)
Trí tri cách vực vẹn toàn
Kho kiến thức của nhân gian bấy giờ
Bên tài trícòn thừa đức hạnh
Một tấm lòng gồng gánh nhân sinh
Một đời nấu sử soi kinh
Rồi đem dâng hiến trọn tình quê hương
Người quê ở Cao Hương- Vụ Bản
Tuổi hai ba đỗ trạng đầu khoa
Một nhà toán học tài ba
Soạn nên sách giúp trường ta học hành (1060)
Một là quyển “Khải Minh Toán Học”
Hai lấy toàn “Toán Pháp Đại Thành”
Suốt năm thế kỷ nước mình
Dựng sách toán ấy chương trình quốc gia
Ngoài nhà toáncòn nhà thơnữa
Hội Tao Đàn một thuở bừng lên
Ngoài “Đạo Thơ“còn “Đạo Thiền”
Lại còn Dịch Họcthâm uyên một thời
Tài đã sẵn thêm người tu ngộ
Ấy là vì tôn chỉ anh minh (1070)
Trạng nguyên tài đức Thế Vinh
Nên Thế Vinh mỗi Thế Vinh một đời
Lòng yêu chuộng bề tôi như thế
Quả là Tâmvương đế trượng phu
Xét trong sách sử xuân thu
Dễ ai có được Tâmnhư Phậtnày
Bên Tâm Phậtcòn đầy Trang, Lão
Như bài thơ huyền ảosau đây:
“Non mở bình phong tám bức vây
Chợ quê ngày tạnh lục in cây….” (1080)
Hoàn thành ngày 02 tháng 10 năm 2009
(Giờ ngọ ngày 14 tháng 08 năm Kỷ Sửu)